Nga giúp không quân Việt Nam nâng cấp “ông lão” An-2
Theo thông tin của Nga, các chuyên gia nước này sẽ giúp không quân Việt Nam hiện đại hóa các máy bay An-2 được sản xuất dưới thời Xô-viết.
Nga giúp Việt Nam nâng cấp máy bay An-2
Tờ “Izvestia” của Nga ngày 28/10 đưa tin, Việt Nam đang tiến hành đàm phán với Viện Nghiên cứu khoa học Hàng không Siberia (SibNIA) về việc hiện đại hóa hàng chục máy bay An-2 mà nước này được Liên Xô viện trợ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
“Các đại diện của quân đội Việt Nam khi sang dự lễ kỷ niệm lần thứ 75 ngày thành lập Viện đã bày tỏ sự quan tâm hợp tác trong kế hoạch hiện đại hóa khoảng 40 chiếc máy bay An-2 hiện có mặt trong hệ trang bị vũ khí của Không quân nước này” – tờ báo Nga viết.
Tờ báo dẫn lời ông Igor Shubin Giám đốc Tài chính của SibNIA cho biết, sau cuộc gặp này, phía không quân Việt Nam đã gửi tới viện này những đề xuất hợp tác về việc nâng cấp.
Hiện SibNIA đang xem xét khả năng nâng cấp một phần các máy bay theo tiêu chuẩn Nga, song song với việc đào tạo nhân sự kỹ thuật cho phía khách hàng, rồi sau đó cung cấp bộ tổng thành sang Việt Nam.
Theo lời vị đại diện của Viện, máy bay sẽ nhận được vỏ nhôm nhẹ nhàng hơn, cũng như động cơ mạnh và nhỏ gọn hơn. Sau những thay đổi kết cấu này, An-2 sẽ có thể lắp một bình nhiên liệu lớn hơn, cho tầm bay đến 3.000 km, tức là xa gấp hơn hai lần so với phiên bản cũ.
Máy bay An-2 trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam
Theo ông Igor Shubin, An-2 sau nâng cấp có thể bay với vận tốc nhanh hơn và khả năng cất cánh từ đường băng ngắn hơn so với phiên bản tiền nhiệm, cũng như đảm bảo tính năng chắc chắn, đáng tin cậy hơn, đồng thời giá thành vận hành của nó cũng sẽ rẻ hơn.
Vị đại diện của SibNIA nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây các nước châu Á bộc lộ mối quan tâm đáng kể đến việc hiện đại hoá An-2, những chiếc máy bay này đang là thành phần cơ bản trong các phi đội vận tải chiến thuật ở Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Indonesia…
Video đang HOT
Ra đời năm 1947, An-2 không chỉ là mẫu máy bay vận tải lâu đời nhất thế giới vẫn còn được sử dụng tới ngày nay mà còn loại phi cơ duy nhất được sản xuất từ thời Thế chiến 2 cho đến tận thế kỷ 21. Chiếc cuối cùng thuộc dòng này được xuất xưởng vào năm 2001.
Với thiết kế lỗi thời nhằm mục đích ban đầu là phục vụ nông nghiệp ở Liên Xô, không ai có thể ngờ rằng chiếc “máy bay bà già” được thiết kế bởi Oleg Antonov lại được sử dụng cho cả mục đích quân sự, ở gần 80 quốc gia, với rất nhiều nước cùng tham gia sản xuất.
Tính đến năm 1991, đã có 19.000 chiếc được sản xuất ở Liên Xô và sau đó là Ba Lan. Ngoài ra còn có hàng ngàn chiếc được sản xuất ở Trung Quốc theo giấy phép của Liên Xô với tên gọi Y-5. Việt Nam cũng nằm trong số hàng chục quốc gia trên thế giới đang sử dụng máy bay vận tải An-2 trong lĩnh vực quân sự.
Việt Nam có thể nâng cấp An-2 như thế nào?
Mới đây, Viện Nghiên cứu khoa học Hàng không Siberia (SibNIA) đã giới thiệu 2 mẫu nâng cấp máy bay vận tải An-2 huyền thoại với nhiều đặc tính ưu việt. Việt Nam có thể sẽ chọn lựa 1 trong 2 mẫu này hoặc kết hợp lại để đề nghị một phiến bản riêng cho mình.
Theo Arms Expo, mẫu thứ nhất là phiên bản cánh đơn TR-301 hình dáng có bản vẫn giống như phiên bản cơ sở. TR-301 có thiết kế khí động học kiểu cổ điển, cách bố trí phần đuôi khá giống với An-2. Máy bay được chế tạo chủ yếu từ vật liệu composite giúp giảm trọng lượng, tăng độ bền.
TR-301 là loại máy bay một phi công, 2 khoang. Phía trước là khoang phi công, khoang phía sau được bố trí 4 ghế nệm cùng một số ghế nhựa dự phòng. TR-301 có thể sử dụng làm máy bay tham quan, vận chuyển hành khách tầm ngắn, hoặc huấn luyện nhảy dù.
Mxy bay được trang bị động cơ cánh quạt M-601, công suất 750 mã lực, mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 120 lít/giờ, cho tính kinh tế cao hơn hẳn so với những phiên bản trước.
Khoang lái của máy bay được thiết kế khá rộng với các đồng hồ hiển thị kiểu cổ điển. Hệ thống điện tử của phiên bản này nhìn chung vẫn khá đơn giản, đặc trưng công nghệ hậu Xô viết.
Mẫu nâng cấp An-2 thứ 2 là phiên bản 2 phi công TVS-2MS. Máy bay vẫn sử dụng 2 tầng cánh, nhưng phần cánh dưới được uốn cong và nối với cánh trên. Với thiết kế tinh tế hơn và màu sắc mới đẹp hơn, máy bay mang dáng dấp khá hiện đại chứ không quá cổ điển như An-2.
Kiểu thiết kế mới cũng giúp cho cánh máy bay cứng hơn và tăng lực nâng. Cánh được chế tạo bằng vật liệu composite giúp tăng độ bền cơ học và giảm trọng lượng. Đại diện nhà sản xuất cho biết, TVS-2MS có tốc độ bay ấn tượng, đặc biệt nó có thể bay ở tốc độ rất chậm hoặc rất nhanh.
TVS-2MS được trang bị động cơ cánh quạt Honeywell TPE331, công suất 940 mã lực, cao hơn nhiều so với TR-301 và các phiên bản cũ. Việc cải tiến thiết kế khí động học cùng với động cơ mới có công suất cao hơn, mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn giúp nâng cao 50% hiệu suất so với An-2 cũ.
Khoang lái khá hiện đại với màn hình hiển thị đa chức năng. Mỗi phi công được trang bị 2 màn hình, cùng một màn hình ở trung tâm. Khoang phía sau vẫn để trống, điều này cho thấy máy bay có thể được cấu hình tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Việc nâng cấp để kéo dài thời gian cũng như tăng độ tin cậy hàng không là điều cần thiết. Máy bay vận tải An-2 nâng cấp khoác lên mình bộ cánh cùng động cơ mới cùng khoang hành khách rộng đem lại hiệu suất hoạt động tốt hơn. Gói nâng cấp của Viện hàng không Siberia rất đáng tham khảo.
(Theo Đất Việt)
Nga sẽ bán thanh lý dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-30MK2?
Sau khi hoàn thành hai chiếc Su-30MK2 cuối cùng cho Không quân Việt Nam, gần như chắc chắn dây chuyền lắp ráp dòng tiêm kích đa năng này của KnAAPO sẽ đóng cửa.
Nga sẽ bán thanh lý dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-30MK2?
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Tổ hợp chế tạo máy bay Đoàn Thanh niên Cộng sản bên sông Amur (Komsomolsk on Amur - KnAAPO) sẽ tập trung vào việc sản xuất tiêm kích đa năng Su-35S để bàn giao cho Không quân Nga, Trung Quốc và có thể là cả Indonesia, dây chuyền lắp ráp dòng chiến đấu cơ này sẽ phải chạy hết công suất mới kịp tiến độ giao hàng.
Trong khi đó, Su-30MK2 (và cả Su-30M2 - phiên bản nội địa dùng trong Không quân lẫn Hải quân Nga) vẫn không có thêm một hợp đồng mới nào, dự định đặt mua thêm 12 máy bay loại này của Không quân Venezuela khả năng rất lớn sẽ bị hủy bỏ, do quốc gia Nam Mỹ đang lâm vào khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng.
Bởi vậy, tấm ảnh mà các lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư, công nhân của KnAAPO chụp cùng 2 chiếc Su-30MK2 số hiệu 8593 và 8594 chuẩn bị bàn giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa lời chào chia tay một huyền thoại.
Cán bộ nhân viên Nhà máy KnAAPO chụp ảnh lưu niệm cùng 2 chiếc Su-30MK2 số hiệu 8593 và 8594 của Việt Nam
Khi đã ngừng sản xuất mới, liệu Nga có học tập Mỹ chuyển giao dây chuyền sản xuất tiêm kích F-16 cho các quốc gia đồng minh, để vừa thu hồi vốn đầu tư lại vừa có sẵn nguồn phụ tùng phục vụ cho những máy bay đang hoạt động trong không quân nước họ?
Trong quá khứ, Nga đã có ý định như vậy với nhà máy sản xuất xe tăng T-80 đặt ở Omsk, do số lượng niêm cất bảo quản quá dư thừa so với nhu cầu, Lục quân Nga lại chủ yếu vận hành dòng T-72/90 cho nên duy trì cơ sở này là không cần thiết, vì vậy nó đã phải đóng cửa vào năm 2006.
Sau đó có thông tin cho hay nếu nhận được đơn hàng đủ lớn, Nga sẵn sàng tháo cả dây chuyền mang sang nước đặt mua.
Vậy nếu trường hợp trên lặp lại với Su-30MK2, đây có phải dịp may hiếm gặp để một số quốc gia chớp thời cơ sở hữu món hàng thanh lý chất lượng cao nhằm xây dựng nền công nghiệp hàng không quân sự của mình?
Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng xe tăng và máy bay là hai loại vũ khí khác nhau, có sự chênh lệch rất lớn cả về giá lẫn số lượng có thể trang bị.
Ngoài Việt Nam, Venezuela cũng đang khai thác dòng tiêm kích đa nhiệm này, phi đội Su-30MK2 của Caracas có quy mô tương đối lớn nhưng có lẽ chỉ dừng lại ở 24 chiếc, họ không có nhu cầu mua quá nhiều hay muốn tự chủ đến mức phải "vác" cả dây chuyền lắp ráp về.
Đáp ứng được yếu tố quy mô chắc chỉ có Trung Quốc hoặc Ấn Độ, nhưng New Delhi lại lựa chọn dòng Su-30MKI trong khi Bắc Kinh đã sản xuất phiên bản "nội địa" J-16 mà nhiều chuyên gia quân sự nhận xét là còn tiên tiến hơn bản gốc nhờ radar mảng pha quét chủ động (AESA).
Với những lý do trên, nếu không được tận dụng để chế tạo một số thành phần cho Su-35S thì dây chuyền lắp ráp Su-30MK2 chẳng còn cách nào khác ngoài việc buộc phải dỡ bỏ để lấy chỗ cho dây chuyền sản xuất tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi T-50 (PAK FA).
Theo Soha News
Mặt đất rung chuyển trước đòn yểm trợ Su-30MK2 Việt Nam Mặt đất rung chuyển, khói bụi mịt mù kèm theo những tiếng nổ cực lớn sau khi phi đội Su-30MK2 tấn công mặt đất yểm trợ cho lực lượng tăng thiết giáp. Tấn công yểm trợ Đầu năm 2016, Sư đoàn 370 và 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã tổ chức hai ban bay bắn, ném bom đạn thật tại...