Nga giúp Hải quân TQ đóng hàng chục tàu chiến thế nào?
Theo thống kê của SIPRI, giai đoạn 2001-2014, Nga đã cung cấp số lượng vũ khí khổng lồ cho Hải quân Trung Quốc trang bị trên hàng chục tàu chiến nước này.
Theo thống kê của SIPRI, giai đoạn 2001-2014, Nga đã cung cấp số lượng vũ khí khổng lồ cho Hải quân Trung Quốc trang bị trên hàng chục tàu chiến nước này.
Tờ Military-Industrial Courier (Nga) dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong hơn 10 năm, phía Nga đã bàn giao hàng trăm đơn vị pháo, tên lửa, radar cho Hải quân Trung Quốc trang bị trên các tàu chiến của nước này.
Cụ thể, giai đoạn 2001-2014 Nga đã cung cấp cho Trung Quốc giấy phép sản xuất tên lửa chống hạm phóng trên không Kh-3A1 và cho phép Trung Quốc cải tiến thành phiên bản YJ-91 để trang bị cho tiêm kích Su-30, J-8M và JH-7.
Ngoài ra, Nga đã cung cấp giấy phép sản xuất tổ hợp pháo phòng không AK-630 cho Trung Quốc. SIPRI cho biết, tổng cộng 104 tổ hợp đã được Hải quân Trung Quốc sản xuất trang bị cho hai tàu hộ vệ Type 054, 80 tàu tên lửa Type 022, bốn tàu đổ bộ lớn Type 071 và 4 tàu đổ bộ đệm khí Bison (do Ukraine đóng và chuyển giao công nghệ).
Video đang HOT
Còn giai đoạn 2008-2014, Trung Quốc đã mua và tự chế tạo 18 bộ radar tìm kiếm trong tổng số 20 bộ mà Trung Quốc ký mua từ Nga vào năm 2004 để trang bị cho tàu hộ vệ Type 054A. Chuyên gia Thụy Điển cho rằng, Trung Quốc có thể còn tự sản xuất loại radar này trong điều kiện không cần giấy phép.
Ngoài ra còn có 7 bộ radar kiểu này dùng để trang bị cho tàu khu trục Type 052C và Type 052D (tương ứng với hợp đồng ký năm 2008) và tính đến cuối năm 2014 Trung Quốc có thể đã tự sản xuất ba bộ radar này.
Trung Quốc còn “vòi” được giấy phép sản xuất 30 pháo hạm AK-176 trang bị cho tàu hộ vệ Type 056. Tính đến cuối năm 2014 Trung Quốc đã sản xuất được 18 pháo hạm AK-176.
Pháo hạm AK-176…
…và pháo phòng không AK-630 là hai trong nhiều vũ khí Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn nhất từ Nga để trang bị cho hàng chục tàu chiến.
Để trang bị cho các tàu chiến trên và tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc còn mua 21 radar cảnh giới Fregat của Nga. Tính đến cuối năm 2014 Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc 19 loại radar này, đồng thời Trung Quốc có thể còn tự sản xuất loại radar này với số lượng ít.
Trung Quốc còn mua 80 hệ thống kiểm soát hỏa lực MR-90 của Nga dùng cho hệ thống tên lửa phòng không HHQ-16 trên tàu hộ vệ Type 054A, trong đó 72 hệ thống đã được bàn giao.
Hải quân Trung Quốc cũng có kế hoạch trang bị loại radar kiểm soát hỏa lực MR-123 theo đơn hàng bốn bộ mà Trung Quốc ký mua từ Nga vào năm 2009, trong đó hai bộ đã được bàn giao để trang bị cho tàu đệm khí Zubr.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Mỹ khôi phục chương trình nghe lén gây tranh cãi
Tổng thống Obama hôm 2/6 đã phê chuẩn dự luật Tự do được Quốc hội thông qua vào sáng sớm cùng ngày, nhằm sửa đổi chương trình do thám các cuộc điện thoại của dân Mỹ.
RT cho hay, với đạo luật mới được ký thành luật, chương trình nghe lén gây tranh cãi của Cơ quan An ninh nội địa Mỹ (NSA) đã được khôi phục, chỉ một ngày sau khi nó bị vô hiệu hóa vì đạo luật Ái quốc, cái mà chương trình nghe lén của NSA dựa vào để triển khai, hết hiệu lực.
Đảo chiều chính sách an ninh được thiết lập ngay sau nước Mỹ bị tấn công khủng bố vào 11/9/2001, dự luật trên đã đặt dấu chấm hết cho một hệ thống bị cựu nhà thầu an ninh NSA là Edward Snowden phơi bày. Cơ quan tình báo Mỹ đã thu thập và rà soát dữ liệu các cuộc gọi để tìm manh mối về khủng bố, nhưng không được phép nghe nội dung các cuộc gọi.
Theo Reuters, dự luật Tự do Mỹ được Quốc hội thông qua chính là chiến thắng của Tổng thống Obama, song lại là thất bại đối với lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa.
Sau khi Thượng viện thông qua dự luật với tỷ lệ 67 ủng hộ 37 chống hôm 2/6, Tổng thống Obama đã tuyên bố trên Twitter rằng, ông rất vui mừng khi dự luật được thông qua. Viết trên Twitter, nhà lãnh đạo này cho hay: "Tôi sẽ ký thành luật ngay khi nhận được nó".
Theo luật mới, các công ty như Verizon Communications Inc và AT&T Inc sẽ phải thu thập và lưu trữ lịch sử các cuộc gọi như cách họ làm hiện giờ, để tính phí.
Tuy nhiên, thay vì thường xuyên cung cấp cho các cơ quan tình báo những dữ liệu như vậy, các công ty giờ chỉ phải cung cấp thông tin nếu nhận được đề nghị của chính phủ với sự phê chuẩn của Tòa án giám sát tình báo đối ngoại bí mật.
Đạo luật Tự do là cải tổ luật có quy mô lớn đầu tiên, liên quan tới các hoạt động do thám ở Mỹ, kể từ khi Snowden đưa ra những tiết lộ động trời cách đây 2 năm
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Hải quân TQ lần đầu được trao "quyền tấn công" Ngày 26.5, Trung Quốc đã thực hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách quốc phòng của mình khi công bố Sách trắng Quốc phòng, trong đó nhấn mạnh ngoài vai trò phòng thủ, hải quân và không quân nước này sẽ lần đầu tiên được phép tấn công "ngoài biên giới". Theo Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc, hải quân và...