Nga giữ lời đưa chuyên gia sang Pháp “xẻ thịt” Mistral
Theo tin mới nhất, 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral mà Pháp cương quyết không bàn giao, sắp bị Nga “xẻ thịt” để tháo dỡ thiết bị của mình.
Nga chuẩn bị đưa chuyên gia sang Pháp xẻ thịt
Truyền thông Nga ngày 25-7 đồng loạt đăng tin 2 tàu đổ bộ trực thăng được Nga đặt đóng của Pháp mang tên Vladivostok và Sevastopol, mà Paris cương quyết không chịu bàn giao cho Moscow sắp bị Nga “xẻ thịt”, để thu hồi các hệ thống thiết bị của mình đã lắp đặt trước đây.
Theo truyền thông nước này, Nga đã chuẩn bị một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, bao gồm cả những chuyên gia đóng tàu và chuyên viên các hệ thống thiết bị đã từng tham gia chương trình đóng tàu này. Họ là những người sẽ sang Pháp để tháo dỡ thiết bị liên lạc trên tàu Mistral.
Nguồn tin trong tổ hợp quân sự-công nghiệp của Liên bang Nga nói với TASS rằng, nhóm này hiện đang được tập hợp và giao nhiệm vụ để chuẩn bị được gửi sang Pháp để tháo dỡ trang bị thông tin liên lạc, thiết bị điều khiển và một số thiết bị khác do Nga lắp đặt trên Mistral.
Nguồn tin cũng nói rằng đây là các thiết bị đa năng và có thể được sử dụng trên các tàu khác của Hải quân Nga. Đặc biệt là các hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển Mistral đều được thiết kế bởi công ty “Control” thuộc “Tập đoàn thiết bị thống nhất”.
2 tàu đổ bộ trực thăng của Nga đang neo đậu tại cảng Saint Nazaire của Pháp
Theo Itar-Tass, hồi tháng 9 năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã từng cảnh báo, nếu Pháp hủy hợp đồng không giao tàu cho Nga thì họ cũng không được bán cho ai hay đem vào sử dụng mà phải phá hủy chúng đi. Lý do là một phần ba linh kiện của tàu là do Nga chế tạo.
“Trước hết, phần đuôi của Mistral đã được thực hiện tại Nhà máy đóng tàu Baltic ở St Petersburg. Đó là lý do tại sao nếu họ muốn giữ con tàu, chúng ta sẽ buộc phải phá lấy đi phần đuôi của nó mang về nước sử dụng cho các tàu khác” – vị phó Thủ tướng phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng Nga nói.
Video đang HOT
Một quan chức Nga còn trình bày chi tiết là “tuyến cáp quang dùng trong hệ thống thông tin liên lạc trên tàu Mistral là do Nga sản xuất và tích hợp trong thân tàu, chỉ khi nào Pháp trả lại hệ thống này thì họ mới có quyền sử dụng. Tuy nhiên, việc tháo bỏ hệ thống cáp này đồng nghĩa với việc phải dỡ bỏ toàn bộ con tàu”.
Ngoài ra, hệ thống điều khiển và thiết bị chống đóng băng trên tàu cũng là loại sản xuất và tích hợp tại Nga. Bởi vậy, nếu Pháp không bàn giao tàu, nước này sẽ tháo dỡ những thiết bị đó ra khỏi con tàu để bí mật quân sự của nước mình không lọt vào tay nước khác.
Phần đuôi tàu được đóng ở Nga, sau đó đưa sang Pháp để đấu ráp tổng thành
Pháp sẽ phải tốn chi phí không nhỏ để phục dựng tàu
Lật lại quá trình đóng tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Hải quân Liên bang Nga người ta nhận thấy, con tàu được thiết kế và đóng rời các Modul thân tàu, sau đó mới tiến hành ghép nối. Bởi như vậy, người ta có thể đóng song song các modul khác nhau tại các nhà máy khác nhau, rút ngắn thời gian chế tạo.
Theo các phương tiện truyền thông Nga và Pháp, các điều khoản trong hợp đồng đóng chiếc tàu lớp Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok quy định, khối lượng công việc được chia ra với tỉ lệ 60% do nhà thầu Pháp thực hiện, 40% còn lại do các công ty đóng tàu Nga đảm nhận.
Cụ thể, việc đóng thân tàu sẽ do nhà máy Baltic (St. Petersburg) thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga (UAV) và nhà máy STX Pháp đóng. Các cấu kiện khác thì tùy theo yêu cầu của khách hàng. Việc khởi đóng tàu ở cảng Saint Nazaire – Pháp diễn ra vào ngày 1-2-2012, còn ở nhà máy Nga là vào tháng 10-2012.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc đóng tàu đổ bộ khổng lồ để xâm lấn Biển Đông?
Theo giới phân tích tàu đổ bộ khổng lồ H1183 của Trung Quốc rất hữu ích trong việc xâm lấn Biển Đông, chứ không chỉ để tấn công đánh chiến Đài Loan.
Hải quân Trung Quốc hiện đang tăng cường sức mạnh bằng cách đóng thêm nhiều tàu tấn công đổ bộ mới, trong đó có tàu đổ bộ khổng lồ H1183.
Nhà máy đóng tàu Huangpu Wenchong ở Thượng Hải đang hoàn tất một tàu đổ bộ khổng lồ.
Theo hình ảnh được công bố, Nhà máy đóng tàu Huangpu Wenchong đang hoàn tất một tàu đổ bộ khổng lồ (MLP, Mobile-Landing Platforms). Tàu đổ bộ MLP mới của Trung Quốc mang số hiệu H1183 "là một tàu vận tải 50.000 tấn với một mặt bằng khổng lồ sát mép nước, có thể chứa được nhiều loại tàu đổ bộ đệm khí, máy bay trực thăng, tàu cao tốc và các loại xe chiến đấu bọc thép".
H1183 có diện tích sàn khoảng 4.000 mét vuông, và một sàn chìm rộng 33 và dài 120 mét, đủ lớn để chứa đến ba tàu đổ bộ đệm khí Type 726 có thể vận chuyển xe tăng chiến đấu chủ lực từ biển vào đất liền".
Chiếc MLP đầu tiên của Hải quân Mỹ là một phương tiện hiệu quả cho việc hiện diện ở tiền tuyến. Hải quân Mỹ cho biết : "MLP là loại tàu rất linh hoạt, cung cấp hậu cần và một loạt các hoạt động quân sự .... Chúng được sử dụng làm căn cứ hậu cần di động trên biển của Hạm đội Hải quân Mỹ và là cơ sở hạ tầng quan trọng hỗ trợ việc triển khai linh hoạt của các lực lượng, vật tư".
Tàu H1183 có nhiệm vụ "vận chuyển vũ khí chiến đấu hạng nặng cũng như làm một điểm trung chuyển giữa các tàu lớn và tàu đổ bộ nhỏ".
Báo mạng Want China Times của Đài Loan nêu rõ rằng vai trò chính của H1183 "là để vận chuyển vũ khí chiến đấu hạng nặng cũng như làm một điểm trung chuyển giữa các tàu lớn và tàu đổ bộ nhỏ".
Nói cách khác, tàu H1183 cho phép quân đội Trung Quốc triển khai sức mạnh và tăng cường khả năng tấn công đổ bộ.
Đối với Trung Quốc, tàu H1183 rất hữu ích trong một số kịch bản khác nhau, bao gồm cả một cuộc tấn công xâm lược đảo Đài Loan và tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, loại MLP khổng lồ này sẽ hữu ích nhất trong việc xâm lấn Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN trên Biển Đông, tại các rạn san hô cách rất xa Trung Quốc đại lục.
Tàu H1183 của Trung Quốc chở được loại tàu tấn công đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr mà Trung Quốc đã mua của Ukraine và Hy Lạp.
Hiện tại, tàu đổ bộ khổng lồ H1183 của Trung Quốc mang theo loại tàu tấn công đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr mà Trung Quốc đã mua của Ukraine và Hy Lạp.
Hồi đầu tháng này, Trung Quốc cũng đã ban hành quy định mới cho việc đóng tàu dân sự theo hướng chúng có thể dễ dàng chuyển đổi mục đích từ dân sự sang quân sự, trong trường hợp khẩn cấp.
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết qui định mới này "sẽ cho phép Trung Quốc chuyển đổi ội tàu dân sự thành sức mạnh quân sự và giúp tăng cường khả năng hỗ trợ hàng hải chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)".
Trung Quốc hiện có 172.000 tàu dân sự và nhiều chiếc trong số này có thể được Hải quân Trung Quốc (PLAN) sử dụng trong các cuộc xung đột tiềm tàng.
Minh Châu (Theo The National Interest)
Theo kienthuc
Nga khởi đóng tàu đổ bộ lớn Pyotr Morgunov Tàu đổ bộ Pyotr Morgunov có thể chở 300 lính thủy đánh bộ, 40 xe bọc thép hoặc 13 xe tăng và còn mang theo cả trực thăng Kamov Ka-29. Tàu đổ bộ Pyotr Morgunov có thể chở 300 lính thủy đánh bộ, 40 xe bọc thép hoặc 13 xe tăng và còn mang theo cả trực thăng Kamov Ka-29. Tờ TASS dẫn...