Nga giám sát mọi hoạt động của phương Tây bằng siêu radar
Với những hệ thống radar “siêu đường chân trời” được triển khai trên toàn quốc, Nga có thể giám sát mọi hoạt động của phương Tây.
Thông tin về việc Nga tăng cường khả năng giám sát đối thủ đã được Tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga cho biết, theo đó nước này đã bắt đầu triển khai các đơn vị phòng thủ vũ trụ ở Bắc Cực ngay từ đầu năm 2014 và xây dựng radar cảnh báo tên lửa sớm tại vùng cực Bắc của nước này.
“Việc mở rộng phạm vi bao quát của radar cảnh báo tên lửa sớm là một trong những lĩnh vực chính trong công việc của chúng tôi, đặc biệt là khi nó vươn đến cực Bắc của nước Nga, chúng tôi đã bắt đầu triển khai các đơn vị tác chiến điện tử tại Bắc Cực”, Thiếu tướng Alexander Golovko, tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga cho biết.
Hiện nay, Nga đã hoàn thành việc xây dựng mạng lưới cảnh báo sớm tên lửa toàn diện của mình vào năm 2018. Bốn trạm radar cảnh báo sớm Voronezh-DM thuộc một phần của mạng lưới này đã được xây dựng, ở Krasnodar, Leningrad, Kaliningrad và Irkutsk. Trong đó, 2 trạm ở Kaliningrad, Irkutsk và ở Bắc Cực cũng mới hoàn thiện.
Hệ thống radar Voronezh-DM.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài trạm radar ở Vorkuta, Nga cũng đang chuẩn bị xây dựng các hệ thống radar thế hệ mới tại các vùng lãnh thổ Krasnoyarsk và Altai, cũng như ở miền Trung nước Nga (thuộc khu vực Orenburg), ông Golovko cho biết.
Theo nguồn tin quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống radar Voronezh-DM là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km. Tất cả các mục tiêu trong tầm phát hiện của Voronezh-DM đều được hiển thị rõ ràng lên một màn hình LCD cỡ lớn, độ phân giải cao để có thể đánh giá về đối phương.
Điều đặc biệt, Quân đội Nga có thể nhanh chóng tái bố trí các trạm radar Voronezh-DM đến những khu vực khác và cần ít nhân lực vận hành hơn so với những trạm radar thế hệ trước. Ngoài những trạm radar Voronezh-DM, hiện nay Nga cũng đang sở hữu mạng lưới radar có năng lực giám sát hàng đầu thế giới.
“Những trạm radar Gamma-S1M và Nebo-UM đã bắt đầu đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu cùng một đơn vị phòng không trực thuộc lực lượng phòng thủ Nga”, Tướng Golovko cho biết.
Những hệ thống radar này sẽ là tai mắt của hệ thống phòng thủ tên lửa Nga mà nòng cốt là các trạm radar thế hệ mới Voronezh-DM không chỉ bao quát bảo vệ các con đường dẫn tới không phận Nga và kiểm soát khoảng không vũ trụ phân nửa thế giới, mà khi cần còn có khả năng ngăn chặn cuộc tận diệt hạt nhân.
Hệ thống cảnh báo sớm của Nga nhận được tín hiệu từ radar mặt đất thế hệ mới đa băng tần Voronezh-DM và cả vệ tinh trực nhật trên quỹ đạo. Nhờ đó, hệ thống sẽ phát hiện ngay điểm phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào trên thế giới và chỉ sau vài phút đã có thể xác định được đường bay của tên lửa.
Phía Mỹ cho rằng, việc Nga phát triển mạng lưới radar cảnh giới siêu hiện đại dày đặc thực chất nhằm đối phó lại Dự án Falcon của Lầu Năm Góc. Theo đó, Mỹ sẽ sớm có một loại vũ khí siêu thanh siêu hiện đại (AHW) có tốc độ bay khoảng 6 km/s và đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Tờ Defense News dẫn tuyên bố của ông Dmitry Kornev, Tổng biên tập Báo điện tử quân đội Nga: “Vũ khí siêu thanh của Mỹ được đẩy bằng một động cơ tên lửa vào không gian bên ngoài. Sau đó nó tách khỏi hệ thống đẩy, tăng tốc, leo lên cao và bay liệng với vận tốc khoảng 6 km/s trên mực nước biển. Nó chao liệng và sau đó bổ nhào xuống mục tiêu, rất khó phát hiện bằng radar đặt trên mặt đất được thiết kế để phát hiện tên lửa ICBM bay ở tầm cao hơn”.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Mỹ- Nga: Hậu quả thảm khốc, 90 triệu người thiệt mạng
Theo nhóm nghiên cứu, nếu cuộc xung đột NATO-Nga leo thang thành chiến tranh hạt nhân, khoảng 34 triệu người sẽ chết chỉ trong vài giờ đầu của cuộc chiến.
Trong trường hợp cuộc xung đột thông thường giữa Mỹ và Nga vượt quá ngưỡng giới hạn và leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân, hơn 90 triệu người sẽ chết vì nó - trích dẫn phiên bản mô phỏng mới được trình bày bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Princeton.
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, quan sát những gì xảy ra trong 2 năm qua, khả năng xảy ra một kịch bản như vậy đang tăng lên đáng kể, bởi cả Nga và Mỹ đã bắt đầu gạt bỏ sự kiểm soát đối với vũ khí.
Một mô phỏng, được thực hiện bởi các chuyên gia tham gia Chương trình Khoa học và An ninh thế giới của Princeton, cho thấy rằng 34 triệu người sẽ chết chỉ trong vài giờ đầu tiên của cuộc đối đầu hạt nhân toàn diện, bên cạnh 57 triệu người khác bị thương. Cần lưu ý rằng con số tính toán trên chưa bao gồm các nạn nhân của bụi phóng xạ và các tác động ảnh hưởng khác của chiến tranh hạt nhân.
Sự tàn phá này sẽ biến toàn bộ châu Âu trở thành đống tro tàn. Theo các nhà nghiên cứu của Princeton, một thảm họa như vậy là hoàn toàn có thể xảy ra do sự leo thang từ một cuộc chiến thông thường giữa Nga và NATO.
Video: Mô phỏng hậu quả thảm khốc từ cuộc chiến tranh hạt nhân giữa NATO và Nga.
" Với toan tính ngăn chặn đà tiến công của Mỹ và NATO, Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân răn đe từ căn cứ của họ gần Kaliningrad. Đáp lại, NATO sẽ tiến hành cuộc không kích hạt nhân chiến thuật một chọi một" - các nhà khoa học mô tả kịch bản có thể xảy ra.
" Sau khi vượt qua ngưỡng sử dụng hạt nhân, cuộc xung đột sẽ leo thang thành chiến tranh hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Nga sẽ gửi 300 đầu đạn hạt nhân đến các căn cứ và lực lượng tấn công của NATO bằng máy bay và tên lửa tầm ngắn. Liên minh đáp trả bằng một cuộc không kích của khoảng 180 đầu đạn hạt nhân" - nhóm nhà nghiên cứu nhận định.
Sau đó, hai bên sẽ tiến hành hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng hạt nhân của đối phương. Trên bản đồ mô phỏng, ký hiệu màu đỏ chỉ thị tên lửa và các phương tiện mang tên lửa của Nga sẽ được phóng vào không trung chỉ vài giây trước khi những ký hiệu màu xanh của Mỹ phá hủy toàn bộ khu vực. Nga sau đó sẽ tấn công đến các mục tiêu ở Mỹ từ bờ bên này đến bờ bên kia.
Ở giai đoạn tiếp theo, Washington và Matxcơva sẽ chuyển hướng hỏa lực sang các vực dân cư lớn, mỗi thành phố sẽ phải hứng chịu tầm 10 quả tên lửa phóng từ các tàu ngầm.
Các nhà nghiên cứu của Princeton lưu ý rằng video mô phỏng này được xây dựng " dựa trên thực lực của mỗi bên, cũng như danh sách các mục tiêu và ước tính tổn thất". Vụ nổ hạt nhân đầu tiên, rõ ràng, sẽ xảy ra ở Ba Lan gần Warsaw.
" Kịch bản này được phát triển dựa trên sự leo thang từ cuộc xung đột thông thường giữa Mỹ/NATO và Nga, trong đó, theo học thuyết hiện tại của mình, Nga không loại trừ khả năng sẽ tiến hành tấn công hạt nhân" - chuyên gia Zia Mian trong nhóm nghiên cứu cho biết.
Bình luận về kết quả nghiên cứu trên, ông Sam Dudin, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia, cho rằng kịch bản hai bên cùng hủy diệt nhau như vậy là điều khó có thể xảy ra, bởi ngay từ đầu những năm 50, Mỹ đã luôn cố gắng để tránh một cuộc chiến thông thường với Nga. Trong khi đó, Matxcơva, theo ông, cũng không quá "bùng cháy" với mong muốn chiến đấu với NATO.
" Từ quan điểm tác chiến, có vẻ như trong mô phỏng này không thấy có các hệ thống phòng không tích hợp tại châu Âu. Trong khi, những hệ thống này lại có tác động lớn đến hiệu quả của các cuộc không kích hạt nhân. Ước tính tổn thất, có vẻ như, cũng bị đánh giá thấp" - chuyên gia chia sẻ.
" Hơn nữa, mô phỏng này cũng không chỉ ra một số mục tiêu tiềm năng. Tôi đang nói đến việc Pháp có vị thế của một cường quốc hạt nhân, cũng như các tàu ngầm hạt nhân của Anh neo đậu tại các căn cứ ở Scotland. Đánh giá này cho thấy Mỹ, có vẻ như, sẽ phớt lờ các đồng minh của mình" - ông Dudin kết luận.
(Nguồn: The Independent)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Sự thật về đội quân gián điệp bí mật Nga tung đi khắp châu Âu Truyền thông phương Tây loan tin, đơn vị 29155 là đội quân gián điệp bí mật được Nga tung khắp châu Âu. Đây là đơn vị bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho vụ đầu độc bố con cựu điệp viên Sergei Skripal trên đất Anh. Nga bị tố gửi đội quân gián điệp gây rối khắp châu Âu Theo Daily Mail,...