Nga giải thích nguyên nhân sứ mệnh mặt trăng lịch sử thất bại
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga Yury Borisov đã tiết lộ nguyên nhân chính đằng sau sự thất bại của sứ mệnh mặt Trăng Luna-25.
Cụ thể, ông Borisov giải thích trên đài Rossiya-24 ngày 21.8 rằng tàu thăm dò mặt trăng đã không tắt động cơ kịp thời và đi chệch khỏi quỹ đạo dự kiến, đài RT đưa tin.
Bộ phận đẩy của tàu Luna-25 hoạt động trong 127 giây trong quá trình điều chỉnh quỹ đạo, thay vì 84 giây như dự kiến. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tàu đâm vào mặt trăng.
Ông Yury Borisov. Ảnh TASS
“Vào lúc 14 giờ 10 phút ngày 19.8, các máy đẩy nhằm điều chỉnh tàu vũ trụ và đưa nó vào quỹ đạo trước khi hạ cánh đã được bật. Thật không may, việc tắt máy đẩy không diễn ra bình thường theo chu kỳ đúng giới hạn thời gian, mà nó hoạt động trong 127 giây thay vì 84. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn của tàu thăm dò”, ông Borisov nói.
Người đứng đầu Roscosmos cho biết việc điều chỉnh quỹ đạo Luna-25 đã được thử nghiệm rất nhiều trên thiết bị mô phỏng chuyến bay trên mặt đất trước khi nó được đưa lên trạm tự động, theo hãng thông tấn TASS.
Bất chấp sứ mệnh thất bại, ông Borisov nói các kỹ sư vũ trụ Nga đã thu được kinh nghiệm quý giá khi chế tạo Luna-25. “Tất nhiên, nhóm sẽ tính đến tất cả sai lầm mắc phải trong nhiệm vụ này và tôi hy vọng rằng các sứ mệnh trong tương lai của Luna-26, 27 và 28 sẽ thành công”.
Tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào mặt trăng
Lãnh đạo Roscosmos tiết lộ rằng một ủy ban đặc biệt đã được thành lập để điều tra vụ việc.
Trước đó, Roscosmos thông báo đã mất liên lạc với tàu Luna-25 ngay sau khi một sự cố khẩn cấp xảy ra vào ngày 19.8.
Luna-25 dự định hạ cánh gần cực nam của mặt trăng, nơi được biết đến với địa hình hiểm trở. Tất cả các nhiệm vụ đổ bộ lên mặt trăng trước đây của các quốc gia khác đều chỉ mới đáp xuống vùng xích đạo của nó.
Sứ mệnh chinh phục mặt trăng Luna-25 của Nga thất bại
TASS dẫn thông báo của Cơ quan vũ trụ Roscosmos (Nga) hôm 20/8 cho biết, tàu thăm dò Luna-25 đã bị mất kiểm soát và đâm vào mặt trăng, sau khi một sự cố xảy ra trong lúc tàu đi vào quỹ đạo để hạ cánh hôm 19/8.
Roscosmos thông tin, cơ quan này mất liên lạc với Luna-25 từ 14h57 hôm 19/8 (giờ địa phương). Cơ quan này đã nỗ lực thực hiện các biện pháp trong hai ngày 19 và 20/8 nhằm xác định vị trí và khôi phục liên lạc với tàu nhưng không thành công.
Theo Roscosmos, do sai lệch của các thông số xung lực thực tế so với thông số tính toán, tàu vũ trụ Luna-25 đã chuyển sang quỹ đạo lệch thiết kế và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt mặt trăng. Như vậy, sứ mệnh chinh phục mặt trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm đã không thành công.
Tàu đổ bộ Luna-25 đã mất kiểm soát và đâm vào mặt trăng. Ảnh: Reuters.
Hiện một ủy ban đặc biệt đã được thành lập bởi Rosmoscos để điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm nói trên.
Được biết, rạng sáng 11/8, Nga đã phóng tàu thăm dò mặt trăng Luna-25 vào không gian, đánh dấu bước khởi động lại chương trình thăm dò mặt trăng của nước này sau gần 50 năm.
Sứ mệnh của Luna-25 là thử nghiệm các công nghệ hạ cánh mềm xuống vùng cực mặt trăng và tiến hành các nghiên cứu cấu trúc bên trong cũng như khám phá các nguồn tài nguyên, trong đó có nước. Nhiệm vụ khoa học của Luna-25 dự kiến kéo dài 1 năm.
Bức ảnh Luna-25 chụp bề mặt của mặt trăng hôm 17/8. Ảnh: Roscosmos.
Trước khi nhiệm vụ hạ cánh thất bại, Roscosmos cho biết tàu Luna-25 khi quay quanh mặt trăng đã thực hiện một số phiên đo lường bằng các thiết bị khoa học trên tàu và nhận được kết quả nghiên cứu đầu tiên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phần cứng khoa học, được phát triển tại Viện Nghiên cứu vũ trụ của Viện hàn lâm Khoa học Nga (IKI) đã được bật nhiều lần. Khi phân tích dữ liệu, các chuyên gia nhận thấy thiết bị PmL theo dõi bụi mặt trăng đã ghi nhận một sự kiện va chạm với thiên thạch. Thiên thạch rất có thể là Perseids mà Luna-25 đã vượt qua thành công trên đường tới mặt trăng.
Sau Luna-25, Nga có kế hoạch phóng tàu Luna-26 và Luna-27 lần lượt trong các năm 2024 và 2025. Tuy vậy, giới nghiên cứu nhận định, Roscomos có khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự tính để hoàn thiện công nghệ hạ cánh mềm.
Năm 1976, tàu thăm dò Luna-24 của Nga được phóng vào không gian. Sự kiện này đã đi vào lịch sử khám phá vũ trụ thế giới khi mẫu vật lấy từ mặt trăng thời điểm đó đã chứng minh sự hiện diện của nước trên vệ tinh tự nhiên duy nhất là trái đất.
Trong một diễn biến khác, dự kiến vào ngày 23/8, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ hạ cánh lên cực nam mặt trăng
Tàu vũ trụ Luna-25 của Nga gặp sự cố Theo các hãng tin AFP và Reuters, Cơ quan vũ trụ quốc gia Nga Roscosmos ngày 19/8 thông báo một "tình huống bất thường" đã xảy ra với tàu vũ trụ Luna-25 của nước này trong lúc chuẩn bị đi vào quỹ đạo trước khi hạ cánh. Tên lửa Soyuz 2.1b mang theo tàu thăm dò Mặt Trăng Luna-25 được phóng từ sân...