Nga giải tán Bộ Crimea, kết thúc sứ mệnh lịch sử
Trong động thái mới nhất, Tổng thống Nga V.Putin đã ký sắc lệnh giải tán Bộ Crimea, sau khi Thủ tướng Medvedev cho rằng, Bộ này đã hoàn thành nhiệm vụ.
Nga giải tán Bộ Crimea, kết thúc sứ mệnh lịch sử
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý với đề nghị của Thủ tướng Dmitry Medvedev về sự cần thiết bãi bỏ Bộ Crimea vì đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản, có tính chất lịch sử là tiến hành các hoạt động để sáp nhập khu vực này vào thành phần của Liên bang Nga.
Cơ quan báo chí của điện Kremlin thông báo, Nhà lãnh đạo Nga đã ký sắc lệnh xóa bỏ Bộ Crimea.
“Trong bối cảnh bán đảo này đã hoàn thành giai đoạn chuyển tiếp vào lãnh thổ đất nước, nay quyết định hủy bỏ Bộ của Liên bang Nga chuyên về công tác Crimea” – văn kiện viết.
Thủ tướng Medvedev cũng cho biết, việc thay đổi trong cơ cấu Chính phủ đã được bàn tới trong cuộc gặp của Tổng thống và Thủ tướng Nga ở dinh thự Novo-Ogarevo. Ông Medvedev đề xuất ý kiến cho rằng, Bộ Crimea đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và có thể kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó.
Ông Dmitry Medvedev khái quát rằng, bán đảo Crimea đã hội nhập sâu vào môi trường pháp lý của Liên bang Nga, các nhà lãnh đạo địa phương đã có khả năng điều hành khu vực này với tư cách là một chủ thể hành chính của Liên bang, tình hình kinh tế-chính trị- xã hội của khu vực rất ổn định và đang phát triển.
Nhà lãnh đạo chính phủ Nga nhấn mạnh, việc giải thể một bộ sẽ giúp đất nước tiết kiệm tài nguyên và hợp lý hóa cơ cấu hành chính, trong bối cảnh đất nước đang khó khăn về kinh tế. Bởi vậy, trong thời gian tới, cơ quan hành pháp Liên bang sẽ tiến hành các thủ tục bãi bỏ Bộ này.
Video đang HOT
Sáp nhập vào Nga là nguyện vọng của đại đa số nhân dân Crimea
Crimea và Sevastopol đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 3 năm 2014.
Khi đó, đại đa số cử tri, cụ thể là 96,77% dân số Crimea và 95,6% dân số Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga.
Chưa đầy 1 tuần chính quyền Simferopol và người dân Crimea đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ để chuẩn bị cho quá trình sáp nhập bảo đảm việc chuyển giao bán đảo từ tay Kiev sang cho Moscow một cách hòa bình nhất. Chỉ vẻn vẹn 6 ngày sau, nguyện vọng của nhân dân đã được thực hiện.
Tuy nhiên, sau khi sáp nhập tình hình bán đảo có khá nhiều khó khăn do điện, nước, giao thông vẫn phụ thuộc vào Ukraine, tiền trợ cấp xã hội, lương hưu… bị cắt. Chính quyền mới còn phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các cộng đồng người Nga, Ukraine, Tarta…, sao cho không phát sinh mâu thuẫn.
Giới lãnh đạo Nga đã thành lập Bộ Crimea, giúp đỡ chính quyền mới trên bán đảo tiến hành những bước đi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, đảm bảo một cuộc chuyển giao lãnh thổ mỹ mãn và nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, kinh tế-xã hội.
Người dân Crimea không hối tiếc khi trở về Nga
Sau hơn một năm sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang, khu vực hành chính mới này đã có những bước hội nhập nhanh chóng về kinh tế và chính trị với chủ thể Liên bang. Vượt qua nhiều trở ngại của giai đoạn chuyển tiếp, Crimea đã trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế Nga.
Hiện nay, đại đa số người dân bán đảo vẫn không hề hối tiếc về sự lựa chọn của mình. Cuộc thăm dò dân ý hồi tháng 3 vừa qua do Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga cho thấy, hơn 90% số người Crimea được hỏi cho biết, họ vẫn sẽ giữ nguyên quyết định nếu tiến hành lại một cuộc trưng cầu dân ý.
Bán đảo Crimea đã có bước phát triển vượt bậc từ ngày về với Nga
Nền kinh tế của Crimea cũng dần được nâng cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng bị xuống cấp trong vòng hai thập kỷ qua đang được đầu tư tái xây dựng, bên cạnh việc phục hồi ngành công nghiệp trên bán đảo. Hầu hết các cơ sở nghỉ mát, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường ống dẫn khí đốt đang được xây dựng lại.
Dự án xây dựng cầu Kerch qua eo biển cùng tên, nhằm kết nối Crimea với đất liền của Nga, với tổng vốn đầu tư khoảng 3,3 tỷ USD đang được triển khai. Theo quyết định của chính phủ được công bố vào tháng 1-2015, dự án này phải được hoàn thành muộn nhất vào tháng 12-2018.
Việc xây dựng cầu nối bán đảo với phần lục địa của Nga sẽ chạy thẳng đến một khu kinh tế tự do được chính quyền thành lập trên bán đảo. Dự án này đang có những bước phát triển tích cực, dù Nga hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng Crimea cũng đang phát triển các đề án cung cấp điện, năng lượng và nước ngọt trực tiếp từ Nga sang cho khu vực này.
Đây là vấn đề cấp thiết sau khi vào năm ngoái, chính quyền Kiev đã nhiều lần cắt điện và cắt nguồn cung cấp nước ngọt từ sông Dnepr qua kênh Bắc cho Crimea (khoảng 85% lượng nước sử dụng tại Crimea đều được cung cấp qua con kênh này).
Máy bay chiến đấu của Nga điều sang căn cứ không quân Belbek-Crimea
Từ khi sáp nhập vào Nga, trợ cấp xã hội, lương hưu và tiền lương công chức của người dân Crimea cũng được tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp cũng đang giảm dần. Bên cạnh đó, việc trở về với “đất mẹ” cũng mang lại những thay đổi nhất định trong hệ thống chăm sóc sức khỏe trên bán đảo.
Theo Phó Thủ tướng Crimea, Alla Pashkunova, thực tế là thường dân Crimea, kể cả người nghỉ hưu hiện đang nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí. Các quan chức Crimea cho biết, trong năm 2015, chính quyền bán đảo sẽ chi hơn 3 tỷ rúp (khoảng 50 triệu USD) để hiện đại hóa các bệnh viện.
Ngoài ra, Nga cũng đã tiến hành nâng cấp thực lực quân sự trên bán đảo, đặc biệt tăng cường sức mạnh thần tốc cho Hạm đội biển Đen. Hàng loạt vũ trí trang bị mới đã được triển khai đến Crimea, để nâng cao khả năng phòng thủ trên không, trên bộ và trên biển của bán đảo,
Nhằm dập tắt ý đồ tách rời hoặc xâm chiếm lại bán đảo được Moscow coi là “tiền đồn chống NATO” khỏi lãnh thổ Liên bang, giới chức lãnh đạo Nga – kể cả Tổng thống Putin – cũng đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo nhằm răn đe “những cái đầu nóng”.
Theo Huy Bình
Đất Việt
Armenia: Hàng nghìn người biểu tình bất chấp đe dọa từ cảnh sát
Ngày 28/6, khoảng 10.000 người đã tiến hành biểu tình ở thủ đô Yerevan của Armenia nhằm phản đối biện pháp tăng giá điện gây tranh cãi của chính phủ nước này bất chấp việc cảnh sát đe dọa sử dụng vũ lực để giải tán biểu tình.
Người biểu tình ở thủ đô Yerevan của Armenia, ngày 25/6.
Những người biểu tình đã từ chối giải tán bất chấp tối hậu thư của cảnh sát và Tổng thống Serzh Sarkisian hứa hẹn chính phủ sẽ chịu phần chi phí do tăng giá điện thêm 16% cho đến khi có kết quả kiểm toán công ty "Mạng lưới điện Armenia."
Tối cùng ngày, khoảng 2.000 người biểu tình đã di chuyển tới Quảng trường Tự do ở gần đó để tránh đụng độ với cảnh sát, song vẫn còn 8.000 người tuyên bố quyết ở lại đại lộ Bagramyan.
Phát biểu với báo giới, sỹ quan cảnh sát Valery Osipyan cho hay "nếu người dân không chấp nhận đề nghị khôi phục trật tự công cộng tại đại lộ Bagramyan trước 23 giờ thì chúng tôi sẽ làm điều này"./.
Theo Vietnam
Tổng thống Pháp: Cần giải tán dịch vụ taxi Uber Trước làn sóng biểu tình bạo động khắp Paris chống lại taxi Uber, Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 26.6 chỉ trích Uber chẳng tuân thủ một luật lệ nào và nên giải tán. Những người phản đối UberPOP đốt bánh xe - Ảnh: Reuters Tuyên bố của ông Hollande được đưa ra trong bối cảnh thủ đô Paris rơi vào tình trạng...