Nga gia hạn biện pháp đáp trả việc phương Tây áp giá trần dầu mỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gia hạn biện pháp đáp trả việc phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Nhà máy lọc dầu của Gazprom tại ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Biện pháp đáp trả hiện hành của Nga có hiệu lực đến ngày 30/6. Theo đó, Nga cấm xuất khẩu dầu mỏ cho các công ty và cá nhân nước ngoài nếu trong hợp đồng có cơ chế giá trần. Sắc lệnh của Tổng thống Putin gia hạn thực hiện biện pháp này đến hết năm 2024.
Cuối năm ngoái, chính phủ các nước trong Liên minh châu Âu (EU) thông qua đề xuất của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga.
Theo đó, dầu mỏ của Nga chỉ được vận chuyển đến các nước thứ ba bằng tàu chở dầu của G7 và EU, cũng như của các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng khi dầu được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá trần nói trên. Biện pháp này được G7, EU và Australia thống nhất áp đặt, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12/2023. Phản ứng về động thái này, Tổng thống Putin cảnh báo Nga có thể giảm sản lượng dầu để đáp trả.
Trung Đông 'thắng lớn' trong cuộc chiến năng lượng Nga - EU
Các quốc gia Trung Đông có thể tăng cường vị thế của mình trên thị trường châu Âu, trong khi khu vực này vẫn có thể tận dụng nguồn nhiên liệu của Nga.
Nga triển khai hệ thống phòng không ở Moskva: Điện Kremlin từ chối bình luận, chuyên gia lên tiếng Hơn 550 công ty toàn cầu vẫn kinh doanh tại Nga G7 nhất trí xem xét lại mức giá trần dầu mỏ của Nga vào tháng 3 Khí đốt của Nga gần như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường EU
Video đang HOT
Trung Đông đang củng cố vị thế trên thị trường năng lượng châu Âu. Ảnh: MEE
Trung Đông sẽ củng cố vị thế của mình trên thị trường năng lượng châu Âu khi lệnh cấm đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ của EU với Nga có hiệu lực vào ngày 5/2 tới, được hỗ trợ bởi các nhà máy lọc dầu mới với vị trí địa lý thuận lợi.
Châu Âu đã tăng cường dự trữ dầu diesel trước lệnh cấm trên, thậm chí tăng mua từ Moskva trước khi nguồn cung từ nhà cung cấp bên ngoài lớn nhất của họ bị cắt đứt, nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu nhiên liệu vốn là huyết mạch cho các ngành nông nghiệp, xây dựng, sản xuất và vận tải của EU.
Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu thuộc ngân hàng Citigroup, nói: "Trung Đông hóa ra là một bên chiến thắng lớn trong việc thay thế nguyên liệu của Nga ở châu Âu và sau đó hưởng lợi nhiều hơn bằng cách nhập khẩu nguyên liệu của Nga".
Các quốc gia vùng Vịnh đã đổi chỗ với Nga trên thị trường dầu thô, chuyển hướng bán hàng sang châu Âu, trong khi Moskva tập trung vào các khách hàng truyền thống của họ ở châu Á với mức giá chiết khấu.
Sự thay đổi của thương mại năng lượng toàn cầu là kết quả của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Vào ngày 5/12/2022, các quốc gia EU đã cấm dầu thô của Nga, cùng với các nước G7 đã áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển. Mặc dù châu Âu phần lớn đã xoay sở để loại bỏ dầu thô của Nga trước lệnh cấm, nhưng "Lực địa già" vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn dầu này cho các sản phẩm tinh chế như dầu diesel.
Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Nga chiếm khoảng một nửa lượng dầu diesel nhập khẩu của châu Âu. Vào tháng 12 năm ngoái, EU và Anh đã mua 663.000 thùng dầu diesel mỗi ngày (bpd) của Nga - trong đó có khoảng 40% tổng số lô hàng vận chuyển bằng đường biển.
Xuất khẩu dầu thô của vùng Vịnh, cùng với các sản phẩm tinh chế như dầu diesel, dầu nhiên liệu và nhiên liệu máy bay sang châu Âu đã tăng mạnh vào đầu năm 2023, khi EU tìm kiếm các nhà cung cấp mới.
Trong 12 ngày đầu năm 2023, UAE đã xuất khẩu 133.000 thùng dầu/ngày và các sản phẩm liên quan sang châu Âu, phá kỷ lục hàng tháng cho tháng 1 kể từ năm 2017, theo dữ liệu được chia sẻ bởi Kpler, một công ty theo dõi vận chuyển xăng dầu. Xuất khẩu 282.000 thùng/ngày của Saudi Arabia trong cùng khoảng thời gian đã vượt qua toàn bộ mức của tháng 1 kể từ năm 2019.
Bên cạnh đó, lệnh cấm dầu diesel cũng được đưa ra vào một thời điểm "tình cờ" đối với các quốc gia vùng Vịnh, khi họ chuẩn bị tung ra một loạt các nhà máy lọc dầu lớn mới.
Ông Morse cho biết Kuwait đặc biệt thuận lợi để tận dụng các lệnh cấm. Tiểu vương quốc này đang tăng cường sản xuất tại nhà máy lọc dầu al-Zour mới - một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới - có khả năng xử lý 615.000 thùng dầu thô mỗi ngày khi hoạt động hết công suất. Vào tháng 11 năm ngoái, Kuwait đã xuất khẩu lô nhiên liệu máy bay đầu tiên từ địa điểm này.
"Họ đã sẵn sàng với công suất lọc dầu mới để bán dầu diesel sang châu Âu và tích cực chiếm lĩnh thị phần", ông Morse nhận định.
Doanh số bán dầu diesel của Kuwait sang châu Âu trong 12 ngày đầu tháng 1 cho thấy các nhà sản xuất vùng Vịnh đã tận dụng sự gián đoạn trên thị trường năng lượng toàn cầu để thúc đẩy xuất khẩu như thế nào. Theo Kpler, xuất khẩu dầu diesel hàng tháng từ Kuwait sang châu Âu ở mức 59.000 thùng/ngày tính đến ngày 12/1, gần gấp ba mức của cả tháng 1/2022 và cao hơn khoảng 900% so với tháng 1/2021.
Các nước Trung Đông chuẩn bị đưa các nhà máy lọc dầu công suất lớn vào hoạt động. Ảnh: Forbes
Saudi Arabia cũng đang tăng cường năng lực nhà máy lọc dầu Jazan, dự kiến sản xuất hơn 200.000 thùng dầu diesel mỗi ngày khi đạt công suất tối đa vào cuối năm nay. Nhà máy lọc dầu Duqm của Oman cũng dự kiến khai trương vào cuối năm 2023.
Mặt khác, Trung Đông cũng có thể mua các sản phẩm dầu của Nga với giá rẻ và tái xuất chúng. Mùa Hè vừa qua, Saudi Arabia đã tích cực mua dầu nhiên liệu giá rẻ của Nga, sau đó cho phép dầu thô mà vương quốc này thường sử dụng cho nhu cầu trong nước - như chạy máy điều hòa không khí - được xuất khẩu ra nước ngoài với giá cao hơn.
Ai Cập, một nhà sản xuất năng lượng nhỏ hơn so với Saudi Arabia, cũng đã tham gia vào cuộc chơi. Cairo đã nhập khẩu nhiên liệu và dầu đốt của Nga ở mức kỷ lục vào năm ngoái, tái xuất khẩu phần lớn sang Saudi Arabia, nhưng cũng dành cho tiêu dùng ở trong nước để giải phóng khí đốt tự nhiên cho xuất khẩu.
Theo các quy định của EU, dầu thô của Nga phải được "biến đổi đáng kể" để được miễn trừ các lệnh trừng phạt. Về mặt kỹ thuật, việc pha trộn dầu của Nga với một lô khác có thể không vi phạm lệnh cấm khi các nhà phân tích cho rằng các quy định không rõ ràng và trên thực tế, rất khó để truy xuất nguồn gốc của dầu diesel.
"Trên thực tế, nếu bạn pha chế dầu diesel của Nga với dầu của nước khác, thì nó không còn là của Nga nữa", Viktor Katona, nhà phân tích tại Kpler nhận xét.
Đồng quan điểm trên, Clay Seigle, Giám đốc dịch vụ dầu toàn cầu tại Rapidan Energy Group lưu ý các cơ quan quản lý phương Tây khó có thể theo dõi hoạt động như vậy vì mục đích của các biện pháp trừng phạt là hạn chế khả năng Moskva thu lợi nhuận từ việc bán xăng dầu trong khi vẫn duy trì nguồn cung của Nga trên thị trường.
Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng nguồn cung mới từ Trung Đông, các nhà phân tích cảnh báo châu Âu sẽ phải tìm đến các nhà cung cấp nhiên liệu khác, như Mỹ và Ấn Độ, để lấp đầy "khoảng trống" do Nga để lại. Nhập khẩu dầu diesel từ Trung Đông vào châu Âu đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái ở mức 500.000 thùng/ngày, nhưng vẫn thấp hơn lượng nhập khẩu thường xuyên của lục địa này từ Nga.
Jay Maroo, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại công ty phân tích năng lượng Vortexa, nói: "Để Trung Đông thay thế hoàn toàn tất cả dầu diesel của Nga sang châu Âu, sẽ đòi hỏi một sự chuyển hướng lớn dòng xuất khẩu khỏi các nơi tiếp nhận dầu diesel Trung Đông khác, không thuộc châu Âu".
Saudi Arabia, UAE bác bỏ thông tin OPEC+ thảo luận tăng sản lượng Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 21/11 đã bác bỏ thông tin Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ) đang thảo luận việc tăng sản lượng dầu mỏ, đồng khẳng định rằng thỏa thuận hiện tại của nhóm này về cắt giảm sản lượng...