Nga ghi nhận số ca mắc mới thấp nhất trong hơn 2 tháng
Ngày 25/1, Nga ghi nhận 19.290 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mức thấp nhất kể từ ngày 3/11/2020.
Tiêm chủng vaccine Sputnik V phòng COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 30/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, đây cũng là lần đầu tiên kể từ ngày 11/11/2020, số ca nhiễm virus tại Nga trong ngày ở mức dưới 20.000 ca. Tổng cộng, Nga đã ghi nhận 3.738.690 người nhiễm COVID-19. Số người khỏi bệnh tính đến sáng 25/1 là 19.003 người, nâng tổng số người khỏi bệnh lên là 3.150.763 người, chiếm 84,3% tổng số những người nhiễm bệnh. Số ca tử vong do COVID-19 ở Nga trong ngày qua là 456 ca, đưa tổng số người tử vong lên 69.918 người. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất trong ngày lần lượt là thủ đô Moskva (2.382 ca); thành phố St.Petersburg (2.116 ca); tỉnh Moskva (1.163 ca) và tỉnh Nizhny Novgorod (488 ca).
Tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết chính phủ nước này đang xem xét thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới vì lo ngại nguy cơ xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng vô hiệu hóa vaccine phòng bệnh. Phát biểu trước các phóng viên tại một trung tâm tiêm chủng, Thủ tướng Anh cho rằng hiện nay tồn tại ít nhất một nguy cơ “trên lý thuyết” rằng có thể xuất hiện loại virus đã biến đổi để vô hiệu hóa vaccine. Vì vậy, cần phải có biện pháp kiểm soát tình hình, bảo vệ người dân trong nước trước nguy cơ nhiễm bệnh từ người nước ngoài. Ông cũng cho biết Chính phủ Anh đang xem xét khả năng chỉ định các khách sạn để làm điểm cách ly và duy trì thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho những nhóm có dễ chịu tổn thương trước ngày 15/2.
Hồi đầu tháng này, Anh đã dỡ bỏ các hành lang đi lại với những quốc gia có số ca mắc thấp hơn sau khi xuất hiện biến thể mới của virus. Hiện người nước ngoài khi tới Anh cần phải có chứng nhận âm tính và phải tự cách ly. Trong nhiều tuần qua, các bộ trưởng Anh đã thảo luận về biện pháp yêu cầu du khách nước ngoài cách ly trong các khách sạn được chỉ định, có tính phí, để đảm bảo những du khách này tuân thủ các quy định tự cách ly và quyết định có thể sẽ được đưa ra trong vài ngày tới.
Hiện Chính phủ Anh cũng đang chịu áp lực ngày càng lớn vì vẫn chưa có chiến lược cụ thể để mở cửa trở lại các trường học ở xứ England. Nhiều nghị sĩ từ đảng Bảo thủ cầm quyền cũng từng cảnh báo về nguy cơ học sinh tại xứ England trở thành “các nạn nhân bị lãng quên” của đại dịch và yêu cầu chính phủ sớm cho phép các trường học mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Chính phủ Anh đã yêu cầu đóng cửa các trường học trong tháng 1 sau khi số ca mắc COVID-19 gia tăng trên toàn quốc, chủ yếu do xuất hiện biến thể mới của virus có khả năng lây lan nhanh hơn. Số ca mắc bệnh tăng mạnh trong cả tháng 12/2020 khiến số ca nhập viện và tử vong cũng tăng cao chưa từng có. Hiện số ca tử vong vì dịch bệnh tại Anh đã gần tới mức 100.000 ca. Dù số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng giảm từ đầu tháng 1 nhưng Bộ trưởng Y tế Matt Hancock hiện vẫn chưa thể đảm bảo các trường học có thể hoạt động trở lại trước đầu tháng 4 vì bộ này cho rằng tỷ lệ lây nhiễm cần phải giảm thêm nữa mới đủ an toàn.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới đã xấp xỉ mức 57,5 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 20/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 57.473.859 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.369.060 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 39.888.233 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Đại dịch tiếp tục hoành hành trên toàn cầu trong tuần qua với trung bình 593.000 ca mắc mới/ngày, tăng 3% so với tuần trước. Mỹ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong tuần với trung bình 167.400 ca/ngày (tăng 26%), sau đó là Ấn Độ với 39.200 ca (giảm 14%), Italy ổn định với 34.600 ca và Brazil 28.600 ca (tăng 18%).
Mỹ cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong tuần qua với trung bình 1.400 ca/ngày, sau đó là Italy (612 ca), Pháp (595 ca), Brazil (540 ca) và Ấn Độ (494 ca).
Như vậy, đến nay, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 258.431 ca tử vong trong tổng số 12.078.831 ca mắc. Đứng thứ hai thế giới là Ấn Độ với 9.021.020 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 132.310 ca tử vong. Brazil đứng thứ 3 thế giới với 5.983.089 ca mắc và 168.141 ca tử vong. Đứng thứ 4 là Pháp 2.086.288 ca mắc và 47.127 ca tử vong.
Châu Âu vẫn là tâm dịch của thế giới trong tuần với 264.100 ca mắc mới. Tuy nhiên, tốc độ lây nhiễm tại châu Âu giảm 7% nhờ các biện pháp phong tỏa và giới nghiêm. Tính đến ngày 20/11, tổng số ca mắc tại châu Âu đã vượt mức 15 triệu ca. Theo thống kê của hãng Reuters (Anh), đến nay châu Âu ghi nhận ít nhất 15.046.656 ca mắc và 344.401 ca tử vong. Trước đó, châu Âu đã ghi nhận 5 triệu ca mắc đầu tiên sau gần 9 tháng và thêm 10 triệu ca mắc chỉ trong chưa đầy 2 tháng sau.
Với dân số chỉ chiếm 10% dân số thế giới, châu Âu hiện chiếm 26% trong tổng cộng 56,9 triệu ca mắc và 25% trong 1,3 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Hiện cứ 100 ca mắc được xác nhận trên thế giới có 39 ca từ các nước châu Âu.
Nga đã ghi nhận thêm 24.318 ca nhiễm mới ngày 20/11, trong đó có 6.902 ca tại thủ đô Moskva, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 2.039.926 ca. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày tại Nga. Cũng trong 24 giờ qua, Nga đã ghi nhận thêm 461 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 35.311 ca.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kiev, Ukraine. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Ukraine thông báo đã có thêm 14.575 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này lên 598.085 người, trong đó có 10.598 ca tử vong do COVID-19. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại châu Á đã giảm 8%. Tâm dịch tại châu Á - Ấn Độ ghi nhận số ca mắc vượt 9 triệu, sau khi công bố thêm 45.882 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Như vậy, Ấn Độ là quốc gia thứ hai trên thế giới có số ca mắc COVID-19 vượt 9 triệu, sau Mỹ. Tuy nhiên, giới chức y tế lưu ý số ca mắc mới ở nước này đã có chiều hướng giảm sau khi lên mức đỉnh hồi tháng 9 vừa qua. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, số ca tử vong ở nước này đã tăng thêm 584 người, nâng tổng số ca tử vong lên 132.162 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi đi tàu điện ngầm tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN
Nhật Bản cũng đang chứng kiến số ca nhiễm tăng nhanh trong những tuần gần đây. Các nhân viên y tế lo ngại hệ thống y tế Nhật Bản có thể sớm rơi vào tình trạng quá tải, khi việc thiếu hụt giường bệnh trở nên thường xuyên hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Nhật Bản hiện có tổng cộng 122.966 ca nhiễm và 1.922 ca tử vong, chưa kể số ca trên du thuyền Diamond Princess.
Nỗ lực điều chế vaccine phòng COVID-19 đạt một số tiến triển mới. Trong ngày 20/11, hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) sẽ nộp hồ sơ lên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), Mỹ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng này phối hợp phát triển và đang trong giai đoạn cuối thử nghiệm.
Hiện vaccine ngừa COVID-19 của BioNTech/Pfizer và hãng dược phẩm Mỹ Moderna đang dẫn đầu trong cuộc đua vaccine trên toàn cầu, sau khi các dữ liệu thử nghiệm quy mô lớn trong tháng này cho thấy các loại vaccine này có hiệu quá ngừa COVID-19 tới 95%.
Tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVUD-19 cho tình nguyện viên tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 14/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Liên minh châu Âu (EU) có thể cấp phép lưu hành 2 loại vaccine ngừa COVID-19 kể trên trước cuối tháng 12 tới. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula von der Leyen cho biết Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ chịu trách nhiệm thẩm định kết quả thử nghiệm 2 loại vaccine trên trước khi đưa ra khuyến nghị EC về việc cấp phép lưu hành.
Indonesia yêu cầu bệnh viện tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân COVID-19 Ngày 22/1, Bộ Y tế Indonesia đã yêu cầu các bệnh viện trên khắp cả nước chuyển đổi 40% năng lực dịch vụ y tế, nhất là các phòng khoa nội trú, sang điều trị bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhân viên y tế làm việc tại khu điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19...