Nga ghi nhận ngày chết chóc chưa từng có vì Covid-19
Số người chết vì Covid-19 ở Nga tiếp tục lập kỷ lục mới cùng với số ca mắc mới tăng mạnh.
Nga đang trải qua đợt tái bùng phát mạnh Covid-19 do sự xuất hiện của biến chủng mới (Ảnh: TASS).
TASS dẫn số liệu của Bộ Y tế Nga ngày 14/7 cho biết, trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận thêm 786 ca tử vong vì Covid-19, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Tính đến nay, Nga ghi nhận tổng cộng hơn 145.000 ca tử vong vì đại dịch Covid-19.
Trong vòng 24h qua, Nga cũng ghi nhận thêm 23.827 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên hơn 5,8 triệu ca. Trong ngày, Moscow có thêm gần 4.000 người nhiễm bệnh, thành phố St. Petersburg gần 2.000 ca. Hiện tại, còn hơn 454.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị ở Nga.
Nga hiện là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, và là vùng dịch chết chóc nhất ở châu Âu.
Video đang HOT
Nga đối mặt với làn sóng Covid-19 mới bùng phát từ tháng trước. Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 ở nước này tăng mạnh và liên tiếp lập kỷ lục mới. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương thuộc Cơ quan giám sát vệ sinh Nga, thành viên Viện hàn lâm Khoa học Nga, ông Alexander Gorelov, cho rằng đợt dịch mới đang ở giai đoạn ổn định sau khi tăng vọt, giai đoạn này có thể kéo dài hết tháng 7, sang đầu tháng 8.
“Sau khi số ca nhiễm tăng vọt trong 10 ngày đầu tháng 6, hiện giờ chúng ta đã bước vào giai đoạn ổn định, giai đoạn này sẽ kéo dài đến hết tháng 7 và có thể tới đầu tháng 8. Sau đó mới hy vọng có xu hướng giảm tốc”, chuyên gia Gorelov nói. Tuy nhiên, ông Gorelov cũng nhấn mạnh, đây là một kịch bản lạc quan với điều kiện người dân tiêm chủng và tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Theo ông, hiện tại, tình hình dịch bệnh ở một số khu vực của Nga đã bước vào giai đoạn ổn định, trong khi những khu vực khác vẫn đang trong giai đoạn bùng phát mạnh. Trái với các xu hướng trước kia, sự gia tăng số ca bệnh trong đợt dịch lần này ở Nga được ghi nhận ở hầu hết các vùng.
Một trong những lý do khiến dịch tái bùng phát mạnh ở Nga là tốc độ tiêm chủng chậm do nhiều người có tâm lý hoài nghi vắc xin. Theo thống kê của trang Gogov, tính đến 13/7, mới chỉ có 13% trong số 146 triệu người dân của Nga được tiêm chủng đầy đủ.
Nhằm thúc đẩy tốc độ tiêm chủng, chính quyền nhiều địa phương ở Nga đã áp dụng các chính sách vừa khuyến khích và bắt buộc tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Trong đó, Moscow yêu cầu người chưa tiêm chủng không được làm việc tại cơ quan, các nhà hàng chỉ phục vụ người đã tiêm chủng hoặc đã có miễn dịch sau khi phục hồi Covid-19.
Bà Anna Popova, người đứng đầu Cơ quan Dịch tễ Nga, cho biết chính sách tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 bắt buộc đối với một số bộ phận dân cư nhất định đã được áp dụng ở 25 vùng của Nga. Đó là những người làm việc trong môi trường tiếp xúc gần với nhiều người như ngành du lịch, thương mại, y tế…
Nga và châu Âu căng thẳng vì vụ biểu tình ủng hộ Navalny
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phản ứng mạnh mẽ, đe dọa trừng phạt bất kỳ người Nga nào. Ba Lan, Thụy Điển cũng lên tiếng ngay sau khi có thông tin các nhà ngoại giao của mình bị trục xuất.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) trong cuộc họp báo chung qua cuộc gọi video với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 5-2 - Ảnh: REUTERS
Thông cáo ngày 5-2 của Bộ Ngoại giao Nga cho biết một số nhà ngoại giao Đức, Ba Lan và Thụy Điển sẽ bị trục xuất khỏi Nga vì tham gia "các cuộc tụ tập không được cấp phép".
Đây là cách chính quyền Nga gọi những cuộc biểu tình ủng hộ nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny kể từ khi ông bị bắt ngày 17-1. Các cuộc biểu tình đòi trả tự do cho ông Navalny, người thường xuyên chỉ trích chính quyền và Tổng thống Vladimir Putin, đã diễn ra tại nhiều thành phố Nga.
Theo Matxcơva, việc các nhà ngoại giao Đức, Ba Lan và Thụy Điển tham gia các cuộc biểu tình trên là "không thể chấp nhận". Bộ Ngoại giao Nga yêu cầu những người này rời khỏi Nga "càng sớm càng tốt" nhưng không nói rõ thời gian.
"Chúng tôi hi vọng các phái bộ ngoại giao Đức, Ba Lan và Thụy Điển cũng như người của các phái bộ này tuân thủ luật quốc tế", thông cáo có đoạn nêu rõ.
Phản ứng sau sự việc, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên án quyết định của Nga và gọi đây là một hành động "vô lý". "Ở một khía cạnh khác, có thể thấy rằng Nga còn cách pháp quyền một khoảng khá xa", bà Merkel nêu quan điểm sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Đức kế đó ám chỉ khả năng ám các lệnh trừng phạt nhắm vào "bất kỳ người Nga nào". Tuy nhiên, bà Merkel lưu ý Berlin đã "bảo lưu" quyền này và sẽ tiếp tục giữ các kênh đối thoại mở với Nga thay vì chấm dứt quan hệ ngoại giao.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trước đó tuyên bố sẽ có các biện pháp đáp trả động thái của Nga.
Mặc dù Nga không trục xuất nhà ngoại giao Pháp nào trong sự việc, Tổng thống Macron cũng lên tiếng thể hiện sự đoàn kết với Đức. "Tôi lên án mạnh mẽ các sự việc đã xảy ra, từ vụ đầu độc Navalny cho đến sự kiện hôm nay là việc Nga trục xuất các nhà ngoại giao".
Bộ Ngoại giao Ba Lan đã triệu tập đại sứ Nga tại nước này và trao công hàm phản đối. "Phía Ba Lan hi vọng Nga sẽ thu hồi quyết định sai lầm này. Nếu không, chúng tôi sẽ có các hành động đáp trả thích hợp".
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Thụy Điển xác nhận Nga đã trục xuất một số nhà ngoại giao của nước này. Tuy nhiên, vị này khẳng định các cáo buộc mà Matxcơva đưa ra là không chính xác.
"Chúng tôi bác bỏ các tuyên bố của Nga nói rằng các nhà ngoại giao Thụy Điển đã tham gia biểu tình", đại diện Bộ Ngoại giao Thụy Điển tuyên bố.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 105,5 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 105.520.277 ca mắc COVID-19 và 2.296.814 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 77.212.157 ca. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất...