Nga: EU cấm dầu mỏ Nga là bấm nút ‘tự hủy’
Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc các nước EU cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga chỉ khiến thị trường thêm bất ổn, giá cả mọi thứ tăng cao và cuối cùng chỉ có người dân các nước này là chịu thiệt nhất.
Phó thủ tướng Nga Alexander Novak – Ảnh: AFP
“Các quyết định của Liên minh châu Âu (EU) nhằm loại bỏ một phần dầu mỏ và các sản phẩm dầu của Nga, cũng như cấm bảo hiểm đối với các tàu buôn của Nga, rất có thể sẽ đẩy giá cao hơn nữa, gây bất ổn thị trường năng lượng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng”, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo trong tuyên bố ngày 2-6.
Tuyên bố có đoạn mô tả động thái của EU giống như một hành động bấm nút “tự hủy” với thiệt hại lớn nhất là các nước này, theo Hãng tin Reuters.
“Rõ ràng, những gì là cốt yếu của các biện pháp đơn phương chống Nga và được thống nhất dưới danh nghĩa chống lệ thuộc vào Nga sẽ là hành động tự hủy đối với EU”, Hãng thông tấn Tass trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn nêu rõ.
Video đang HOT
Còn theo Phó thủ tướng Nga Alexander Novak, chính người dân EU chứ không phải giới lãnh đạo mới là người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga.
Theo ông Novak, thị trường dầu toàn cầu sẽ tự điều chỉnh trong vòng 6 hoặc 8 tháng nên Nga sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi lệnh trừng phạt của EU.
Các nước EU trước đó nhất trí sẽ ngừng mua khoảng 90% tổng lượng dầu nhập khẩu từ Nga, ngoại trừ một số nước không giáp biển và lệ thuộc vào năng lượng Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel mô tả việc ngừng mua dầu mỏ và sản phẩm tinh chế từ Nga là một bước đi cần thiết nhằm chặn đứng nguồn tiền cung cấp cho các hoạt động quân sự của Matxcơva tại Ukraine.
Trong cuộc họp báo cùng ngày 2-6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẽ không chấp nhận bán dầu với giá lỗ và tin rằng không có EU thì vẫn còn thị trường khác.
Khi được hỏi liệu Nga có “đóng cửa” với châu Âu trong bối cảnh quan hệ hai bên đang hết sức tồi tệ, ông Peskov nhấn mạnh Matxcơva không có ý định “đóng sầm cửa với EU”.
Theo một số hãng thông tấn phương Tây, EU đang chuẩn bị gói trừng phạt thứ 7 nhắm vào Nga nhằm buộc Matxcơva phải chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Một số nguồn tin cho biết việc cấm nhập khẩu khí đốt đã được nhắc đến song đang gây tranh cãi mạnh mẽ trong nội bộ EU. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu và đây cũng là mặt hàng mà các nước này nhập khẩu nhiều nhất từ Nga.
OPEC tăng sản lượng dầu
Tối 2-6, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô cao hơn dự kiến trong bối cảnh giá “vàng đen” tăng vì các biến động địa chính trị quốc tế.
Tuyên bố của OPEC cho biết khối này sẽ tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8 tới. Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng hằng tháng trước đó, 432.000 thùng/ngày.
Nga cảnh báo EU về hậu quả của quyết định cấm vận dầu mỏ
Ngày 2/6, Nga cảnh báo quyết định của Liên minh châu Âu (EU) về cấm vận dầu mỏ của Nga có thể làm mất ổn định thị trường năng lượng toàn cầu, đồng thời cho rằng đây là bước đi phản tác dụng của liên minh này.
Hệ thống van tại mỏ khí đốt Gremikhinskoye, Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh quyết định của EU về việc dần loại bỏ dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga, cũng như cấm cung cấp bảo hiểm đối với các tàu chở dầu của Nga, có thể càng khiến giá cả gia tăng, gây bất ổn cho thị trường năng lượng, đồng thời làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Nga cũng cho rằng hành động này của EU cũng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của liên minh.
Bộ Ngoại giao Nga còn cho rằng EU và Mỹ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nguy cơ làm trầm trọng thêm vấn đề năng lượng và lương thực toàn cầu vốn do các hành động bất hợp pháp của EU gây ra.
Sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, các nước phương Tây đã áp dụng nhiều vòng trừng phạt nhằm cô lập các lĩnh vực tài chính và kinh tế của Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra đầu tuần này, các lãnh đạo EU đã nhất trí cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga, tiến tới cắt 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga sang khối này vào cuối năm nay.
Hiện nay, hơn 60% lượng dầu của Nga mà EU nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, khoảng 30% còn lại là thông qua đường ống dẫn dầu Druzhba. Theo đó, lệnh cấm vận dầu mỏ của EU nhằm vào Nga sẽ ngay lập tức được áp dụng đối với lượng dầu mỏ được vận chuyển qua đường biển nói trên.
Mức cấm vận sẽ tăng lên 90% một khi Ba Lan và Đức, hai nước có kết nối với đường ống dẫn dầu Druzhba, ngừng nhập khẩu qua tuyến đường này vào cuối năm nay. Và 10% còn lại sẽ tạm thời được miễn cấm vận để Hungary cùng với Slovakia và CH Séc vẫn nhập khẩu được dầu mỏ thông qua tuyến đường ống vốn không dễ dàng thay thế này.
Nga nêu biện pháp đối phó với lệnh cấm nhập dầu mỏ của EU Ông Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chưc quốc tế có trụ sở tại Vienna (Áo), đã bình luận về gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga. Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại các tổ chức quốc tế tại Vienna Mikhail Ulyanov. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn TASS, ông Ulyanov tuyên...