Nga duyệt ngân sách quốc phòng cao kỷ lục sau gần 3 năm chiến sự ở Ukraine
Nga thông qua kế hoạch chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục khi cuộc chiến với Ukraine vẫn đang diễn ra khốc liệt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, chiếm 1/3 trong tổng chi tiêu của chính phủ khi cuộc chiến ở Ukraine đang làm suy giảm nguồn lực của cả hai bên trong gần 3 năm qua.
Kế hoạch ngân sách năm 2025 phân bổ khoảng 126 tỷ USD cho quốc phòng, chiếm 32,5% chi tiêu của chính phủ. Con số này cao hơn 28 tỷ USD so với kỷ lục trước đó, vốn được thiết lập vào năm ngoái.
Video đang HOT
Kế hoạch ngân sách 3 năm của Nga cho thấy chi tiêu quân sự sẽ giảm nhẹ trong năm 2026 và 2027. Các nhà lập pháp ở cả lưỡng viện của quốc hội Nga đã thông qua kế hoạch ngân sách.
Cuộc chiến Nga – Ukraine là cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Moscow hiện đang giành được lợi thế tại các điểm then chốt dọc theo tiề.n tuyến và tiến hành phản công ở khu vực Kursk, nơi Kiev đột kích hồi tháng 8.
Nhưng cuộc chiến tiêu hao đều đang đặt thách thức lên 2 nước. Ukraine luôn là bên kém lợi thế hơn về nguồn lực dù nhận được hàng tỷ USD viện trợ từ phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng tới, các khoản hỗ trợ đang trở nên bất định.
Trong khi đó, Nga có nhiều vũ khí, đạn dược và nhân sự hơn, nhưng gánh nặng lên nền kinh tế và dân số của nước này đang gia tăng.
Nga đã tăng mạnh chi tiêu quân sự trong hai năm qua và nền kinh tế của nước này đang cho thấy dấu hiệu căng thẳng: Lạm phát đang ở mức cao và các công ty đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Để kiểm soát tình hình, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 21% vào tháng 10, mức cao nhất trong nhiều thập niên.
Nga thấy "tín hiệu tích cực" từ ông Trump về Ukraine
Nga hôm 10/11 cho biết đã thấy "những tín hiệu tích cực" từ lập trường của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về Ukraine nhưng cảnh báo "khó dự đoán được cách ông Trump sẽ hành động khi nhậm chức".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Tass).
"Những tín hiệu này là tích cực. Trong suốt chiến dịch bầu cử, ông Trump đã nói về cách bản thân nhận thức mọi thứ thông qua các thỏa thuận, rằng ông có thể đạt được một thỏa thuận có thể dẫn đến hòa bình", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông nhà nước được công bố hôm 10/11.
Tuy nhiên, ông Peskov vẫn cảnh báo thật khó để dự đoán "mức độ ông ấy (Tổng thống đắc cử Trump) sẽ tuân thủ các tuyên bố mà mình đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử".
Trước đó, hôm 9/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow và Washington đang "trao đổi tín hiệu" về vấn đề Ukraine thông qua "các kênh kín". Ông không nói rõ liệu cuộc trao đổi là với chính quyền hiện tại của Tổng thống Joe Biden hay Tổng thống đắc cử Trump và các thành viên trong chính quyền sắp tới của ông.
"Nga sẵn sàng lắng nghe các đề xuất của ông Trump về Ukraine, miễn là đây là những ý tưởng về việc hướng tới cách thức giải quyết vấn đề, chứ không phải là tiếp tục bơm thêm mọi loại viện trợ cho Kiev", ông Ryabkov cho biết khi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn nhà nước Nga Interfax.
Trong khi đó, tại Kiev, Ngoại trưởng Andrii Sybiha cho biết Ukraine sẵn sàng làm việc với chính quyền Tổng thống mới ở Mỹ.
Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell nhấn mạnh sự ủng hộ kiên định của liên minh này đối với Ukraine và hối thúc "chuyển giao nhanh và ít tự đặt ra giới hạn đỏ" trong hỗ trợ vũ khí của phương Tây cho Kiev.
Pháp không thể đảm bảo 3 tỷ euro viện trợ cho Ukraine trong năm 2024 Pháp thừa nhận không thể đạt được cam kết viện trợ quân sự 3 tỷ euro cho Ukraine trong năm nay, chỉ đạt trên 2 tỷ euro do áp lực thâm hụt ngân sách. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Paris ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Politico (Mỹ), Bộ trưởng...