Nga đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh quân sự
Theo bảng xếp hạng do trang thông tin điện tử Business Insider vừa công bố, xét về tiềm năng quân sự, Nga hiện đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ, bất chấp sự khác biệt rất lớn về chi tiêu quốc phòng.
Phi đội phản lực Su-27 của Nga tập trận nâng cao khả năng tác chiến.
Business Insider lập bảng xếp hạng trên dựa theo kết quả công trình nghiên cứu “Chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự” (Global Firepower Index).
Theo đó, đứng đầu danh sách theo thường lệ vẫn là Mỹ, quốc gia luôn dành ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực quân sự với khoản ngân sách khổng lồ hàng năm lên tới hơn 610 tỷ USD.
Nga đứng ở vị trí ngay sau Mỹ, dù chi phí quốc phòng của nước này chỉ vào khoảng 76 tỷ USD/năm, theo dữ liệu của Global Firepower Index. Tuy nhiên, theo một phụ lục riêng của Business Insider, con số này trên thực tế đã được Nga nâng lên thành 88 tỷ USD nhằm đẩy nhanh tiến độ nâng cấp kho vũ khí của nước này.
Video đang HOT
Business Insider cho biết “chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự” được tính toán dựa trên 50 yếu tố, trong đó quan trọng nhất là ngân sách quốc phòng, nguồn nhân lực, số lượng khí tài, khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên…
Vũ Anh
Theo Dantri/RIA
Quốc hội Mỹ phê chuẩn 570 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng 2015
Một tuần sau khi vượt qua "cửa ải" Hạ viện, hôm qua, Thượng viện Mỹ cũng đã chính thức thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng cho tài khóa 2015 với tổng kinh phí 570 tỷ USD, trong đó có 64 tỷ USD dành cho các cuộc chiến ở nước ngoài.
Với ngân sách mới, Mỹ sẽ đẩy mạnh hoạt động chống IS cũng như vũ trang cho phe đối lập ở Syria và Ukraine.
Dự luật được Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua với tỷ lệ 89 phiếu thuận và 11 phiếu chống.
Theo đó, trong tài khóa 2015 bắt đầu từ ngày 1/10 vừa qua, Lầu Năm Góc sẽ được cấp tổng ngân sách hoạt động 496 tỷ USD theo đúng mức đề nghị của Tổng thống Barack Obama, cộng thêm gần 64 tỷ USD cho các cuộc xung đột ở nước ngoài.
Trong dự luật, một phần không nhỏ ngân sách quốc phòng trong tài khóa 2015 sẽ được dành cho việc huấn luyện, hỗ trợ và trang bị vũ khí cho lực lượng an ninh Iraq, phe đối lập ôn hòa ở Syria và các lực lượng người Kurd ở Trung Đông để tăng cường khả năng chống các tay súng IS trên mặt đất.
The đó, dự luật đồng ý dành 3,4 tỷ USD ngân sách cho hoạt động triển khai quân sự trực tiếp của các lực lượng quân sự Mỹ chống IS và tăng thêm 1,6 tỷ USD cho hoạt động huấn luyện các lực lượng người Kurd tại Iraq trong thời gian 2 năm.
Cho đến nay, hoạt động quân sự chống IS vẫn lấy kinh phí từ ngân sách quốc phòng hiện tại của Lầu Năm Góc. Việc Mỹ phê duyệt ngân sách riêng cho hoạt động chống Nhà nước Hồi giáo (IS) là một bước tiến trong cuộc chiến chống IS của nước này.
Ngoài ra, việc cung cấp viện trợ sát thương cho Ukraine trong cuộc chiến chống lực lượng ly khai ở miền Đông và thúc đẩy các hoạt động nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria cũng nằm trong tính toán của khoản chi ngân sách này.
Dự luật mới cũng quy định rõ về các khoản chi dành cho binh sĩ Mỹ, vốn chiếm khoảng 50% tổng ngân sách quốc phòng. Cụ thể Lầu Năm Góc sẽ giữ nguyên mức lương cho các binh sĩ Mỹ, tăng kinh phí hỗ trợ thuốc men nhưng giảm trợ cấp về nhà ở. Các năm trước, Quốc hội Mỹ thường có xu hướng xét tăng lương cho binh sĩ trước khi để mắt tới những mục chi tiêu khác.
Cũng tại phiên bỏ phiếu, Thượng viện phê chuẩn thêm khoản chi 17,9 tỷ USD cho Ủy ban phụ trách vũ khí hạt nhân, đồng thời buộc Lầu Năm Góc phải tiếp tục duy trì hoạt động của một số hệ thống vũ khí cũ mà trước đó cơ quan này từng đề nghị cho "đắp chiếu" với lý do ngân sách bị cắt giảm. Lầu Năm Góc đề xuất cho tàu sân bay USS George Washington và phi đội máy bay A-10 Warthog "về vườn" để tập trung ngân sách cho các máy bay phản lực hiện đại mới F-35.
Tuần trước, Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát cũng đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng 2015. Dự luật sẽ được trình Tổng thống Obama thông qua trong vài ngày tới.
Vũ Anh-Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Những máy bay chiến đấu "cổ lỗ sĩ" trong không quân các nước Chiến đấu cơ F-4 đang được Iran sử dụng để oanh kích tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) được mua từ Mỹ trước 1979 và bắt đầu hoạt động trong không quân Mỹ vào những năm 1960. Trên thế giới, những máy bay chiến đấu cổ vẫn hiện diện trong không quân các nước. Một chiếc F-4 của Iran hạ...