Nga dùng “món quà” bất ngờ, “dụ dỗ” Pháp, Đức rời bỏ người Mỹ ở Syria?
Những vấn đề nội tại của châu Âu có thể được tháo gỡ khi các nước này rời bỏ sự lạnh nhạt của người Mỹ và đi theo lời mời gọi hấp dẫn đến từ Nga.
Nga muốn Đức, Pháp rời bỏ Mỹ trong vấn đề Syria.
Nga đang thúc giục Đức và Pháp phá vỡ quan hệ đồng minh với người Mỹ để giúp xây dựng lại Syria, cho phép những người tị nạn có thể về nhà, một cố vấn cấp cao của chính phủ Nga cho biết.
Nói trong một cuộc phỏng vấn, nhà phân tích Vitaly Naumkin cho biết, Nga có rất ít triển vọng trong một thỏa thuận với Mỹ, nhất là khi nước này quyết định giữ quân ở lại Syria cho đến khi Iran rút lui.
Thay vào đó, Nga đang tập trung vào nỗ lực tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Kế hoạch đang được tổ chức bởi chính nhu cầu của châu Âu về tương lai của chính quyền Bashar al-Assad.
“Tôi không hiểu tại sao châu Âu lại phải cúi đầu vì Washington”, Naumkin, một trong những cố vấn hàng đầu của Nga về chính sách Syria nói. “Nếu châu Âu nghĩ rằng chúng ta nên loại bỏ chính quyền Assad và đưa một số lực lượng đối lập ôn hòa lên nắm quyền thì thực sự họ đang sống trong vùng đất tưởng tượng. Khủng bố sẽ tiếp quản và cắt cổ họng mọi người”.
Về một số vấn đề Trung Đông, như bảo vệ thỏa thuận hạt nhân của Iran, Liên minh châu Âu đã đứng về phía Nga trong việc chống lại chính sách của Mỹ dưới thời Donald Trump.
Trong khi đó, Thủ tướng Merkel cũng có động lực riêng để giúp Syria khôi phục sau cuộc nội chiến. Việc chấp nhận khoảng nửa triệu người Syria trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất ở châu Âu đang gây ra nhiều vấn đề, baogồm cả gián tiếp làm cho phong trào cực hữu trỗi dậy và làm suy yếu quyền lực của nhà lãnh đạo này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp đề nghị bà Merkel cung cấp nguồn lực tái thiết lại Syria trong cuộc gặp ở Berlin vào tháng 8. Ông Putin nhấn mạnh mối đe dọa về vấn đề người tị nạn có thể được giải quyết bằng chính người châu Âu.
Tuy nhiên, cả chính quyền của Thủ tướng Merkel lẫn phần còn lại của châu Âu đều không muốn ngồi chung thuyền với Nga ở Syria. Đối với Nga, điều này sẽ làm cho công cuộc tái thiết trở nên khó khăn.
Sự can thiệp quân sự của Moscow đã thành công trong việc bảo vệ chính quyền Assad, nhưng chi phí tái thiết sau chiến tranh được Liên Hợp Quốc ước tính là 250 tỷ USD và các cường quốc phương Tây đang từ chối lời đề nghị từ phía Nga trong việc đổi lấy một điều kiện còn chưa thỏa đáng.
“Tại sao họ không muốn giúp mọi người trở về Syria, ngay cả trong các khu vực được chính phủ lập nên?”, Naumkin, người đứng đầu viện Nghiên cứu Phương Đông ở Moscow và là thành viên của Câu lạc bộ thảo luận Valdai cho biết. Ông kêu gọi các quốc gia châu Âu nên xây dựng lại nhà cửa, trường học, bệnh viện và đường sá.
Về phần mình các nhà lãnh đạo EU và Mỹ đổ lỗi cho chính quyền Assad gây nên cái chết của hàng trăm ngàn người trong chiến tranh và sự ổn định là không thể có nếu để ông điều hành đất nước.
Châu Âu sẽ có lợi khi giúp Syria tái thiết đất nước.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết tháng trước rằng đất nước của ông sẽ đóng góp tiền cho việc tái thiết nếu có một giải pháp chính trị mang đến một cuộc bầu cử tự do.
Còn trong lúc Tổng thống Assad vẫn nắm quyền, Đức được cho là sẽ “không mang đến một xu nào”. Theo hai quan chức Đức quen thuộc về chính sách Syria, ông Assad được nhìn nhận ở Berlin như là một trở ngại chính cho quá trình như vậy.
Tương tự, Pháp cũng cho biết nước này sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Thổ Nhĩ Kỳ mà không đảm bảo rằng sẽ có tiến bộ hướng tới một sự chuyển đổi chính trị, theo một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp.
Tổng thống Assad đã chiếm lại phần lớn đất nước bị kiểm soát dưới tay khủng bố và phe đối lập với sự giúp đỡ của Nga và Iran, và ông cho thấy rất ít khả năng sẽ rời bỏ chiếc ghế quyền lực theo yêu cầu của phương Tây.
Khu vực lớn nhất nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Assad là ở vùng đông bắc giàu dầu mỏ, nằm trong tay những chiến binh người Kurd được hỗ trợ bởi hơn 2.000 lính Mỹ. Điều này sẽ mang lại cho Tổng thống Trump đòn bẩy để đạt được mục tiêu đẩy lực lượng Iran ra khỏi Syria.
“Không có thỏa thuận nào có thể được chấp nhận trừ khi nó bao gồm cả người Mỹ. Tôi không nghĩ người châu Âu có thể hoặc thậm chí muốn đi theo con đường đó”, Raghida Dergham, người đứng đầu viện Beirut, cho biết.
Ngược lại, lập trường của Nga từ trước đến nay vẫn nhất quán về việc loại bỏ chính quyền Assad sẽ chỉ khiến cho Syria sụp đổ và các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva có thể đạt được một tiến trình chuyển giao quyền lực dần dần.
“Không có ai thay thế”, cố vấn Naumkin nhấn mạnh, nói về Tổng thống Assad – người được cho là sẽ giành chiến thắng một cách dễ dàng nếu một cuộc bầu cử tự do được tổ chức.
Đức thừa nhận Nga đã thành công trong việc khôi phục lại một trật tự nhất định ở Syria và thậm chí thừa nhận rằng toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ nếu không có chính quyền Tổng thống Assad nắm giữ quyền lực. Dẫu vậy, Berlin vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi điều này chỉ vì sức ép đến từ Mỹ.
Vì điều này, một số chi phí tái thiết hiện tại mà Nga nhắm tới có thể đến từ các nguồn “phi phương Tây”. Trung Quốc cho biết họ đã sẵn sàng tham gia và có những dấu hiệu về sự tái hợp tác giữa chính quyền Assad và một số quốc gia Ả Rập vùng Vịnh giàu có từng ủng hộ phe đối lập ở Syria.
Tuy nhiên, Naumkin nói rằng các nguồn năng lượng ở vùng đông bắc mà Mỹ chiếm đóng mới là nguồn thu chính của Syria. “Chính quyền Assad muốn tồn tại thì phải có dầu”, ông nói.
Theo nguoiduatin
Tiếng kêu của Anh khi Nga tiến vào Libya đã có...người nghe
Anh, Ý và Pháp không muốn "gấu Nga" thò chân vào Libya...
Báo chí truyền thông, các quan chức Anh đã khẩn cấp kêu lên Thủ tướng Anh, rằng Nga đang can thiệp quân sự vào Libya, rằng hành động của Nga tại Libya sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nước Anh, rằng Nga đang đến Libya, chiếm Tây Địa Trung Hải đe dọa khống chế eo biển Gibraltar...
Đâu phải bây giờ, từ năm 2016, bộ trưởng QP Anh khi đó là Michael Fallon nói rằng: " Phương Tây không muốn một tình huống trong đó "một con gấu sẽ chọc bàn chân của nó ở Libya".
Đáp lại, Bộ trưởng QP Nga nói: Hình như trên phù hiệu của họ có một con sư tử ở đó, đúng không? Vì vậy có một câu nói cũ rằng, "Mỗi con sư tử là một con mèo, nhưng không phải mọi con mèo đều là một con sư tử". Với điều này trong tâm trí, chúng tôi khuyên các đồng nghiệp Phương Tây tự hiểu sở thú của họ trong khu bảo tồn châu Âu, vì chúng tôi thấy rằng có một con thú chưa trưởng thành có thể lại trỏ đến một con gấu...
Tuy nhiên giờ đây, tiếng kêu thất thanh đó đã có người nghe...khi sự "không muốn" của Anh và Phương Tây lại là điều Nga "muốn", mà khi Nga, thời đại Putin "muốn thì có vẻ như...là được".
Nga đã chiến thắng tại Syria là rõ ràng, tình hình Syria là không thể đảo ngược, một tiến trình hòa bình cho Syria đã trong tầm tay; một loạt S-300 được kéo sang Syria để khuyên Israel, Mỹ, Anh và Pháp hoặc "ngồi yên" hoặc nên rời khỏi...
Đã đến lúc Nga thi triển bước đi tiếp theo: Libya - Tây Địa trung Hải.
Anh,Ý, Pháp không muốn gấu Nga thò chân vào Libya
Nước cờ liên hoàn
Chiến cuộc Syria là tâm điểm của cuộc chiến địa chính trị của Nga với Mỹ-PT trên bình diện khu vực Trung Đông và châu Âu. Do vậy làm chủ được cuộc chiến tại Syria là một thắng lợi cho bất cứ bên nào trong một sân chơi lớn: Kiểm soát Địa Trung Hải.
Bởi vậy, Địa Trung Hải là ở trung tâm của một trò chơi địa chiến lược rất lớn, nhiều mặt, xung quanh Syria.
Cuộc chiến Syria gần như đã hoàn thành với Nga, đã đến lúc Nga có thể "đóng băng" tình hình Syria như đã từng "đóng băng" tình hình Ukraine để đi nước cờ tiếp theo
Khi chiến thắng tại Syria, Nga đã có bờ Đông Địa Trung Hải, muốn có bờ Tây Địa Trung Hải thì điểm đi đến là Libya.
Nếu bờ Đông, bờ Tây đã có sự hiện diện vững chắc căn cứ quân sự Nga thì Nga hoàn toàn không chế kênh đào Suez. Nếu như kênh đào Suez vì lý do gì đó bị đóng thì tuyến hàng hải duy nhất từ châu Phi, Trung Đông, châu Á đến châu Âu gần nhất, an toàn nhất là tuyến Biển Bắc do Nga quản lý.
Vì thế, vấn đề quan trọng là phải chiếm lĩnh bờ Tây Địa Trung Hải tức là phải tạo ra các căn cứ quân sự của Nga ở thành phố ven biển Benghazi và cảng sâu quan trọng Tobruk như Khmeimim và Tartus ở Syria.
Hiện tại, 2 căn cứ này được bảo vệ bởi Công ty quân sự tư nhân (PMC) của Nga, coi như người Nga đã hoàn thành bước một, chiến thuật "đánh chiếm đầu cầu" cho "chiến dịch đổ bộ" vào bờ Tây Địa Trung Hải.
Do Nga không thể công khai xuất hiện ở Libya như ở Syria, cho nên, có tin đồn là sự hiện diện quân sự của Nga ở đất nước này chỉ có thể gắn liền với hoạt động kinh tế của các tập đoàn nhà nước Nga nhằm mục tiêu: dầu và khí đốt, cũng như việc xây dựng đường sắt.
Chiến dịch Libya dễ hay khó hơn Syria?
Libya có tầm quan trọng hơn về mặt chiến lược với Syria, nhưng nước cờ Syria với Nga là nước bắt buộc, là nước cờ đầu mà Nga không thể dùng nước trước để đi cho nước sau.
Về địa chính trị và kinh tế:
- Libya là nơi hội tụ chính của những người di cư châu Phi chạy trốn sang châu Âu. Do đó, người có thể điều chỉnh các dòng chảy này sẽ nhận được một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị châu Âu. Ngay như hành động của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã buộc EU phải "mềm" với Thổ Nhĩ Kỳ...
- Phương Tây có các khoản đầu tư lớn vào sản xuất dầu và khí đốt ở Libya, cho nên, nếu Nga chi phối Libya như Syria thì Phương Tây một lần nữa phải "đàm phán" với Nga.
- Từ Libya đến Ý có một đường ống dẫn khí Greenstream với công suất 10-11 tỷ mét khối khí. Nó cũng là một cách tốt nhất, rõ ràng nhất để ảnh hưởng đến châu Âu.
Về địa quân sự:
- Libya có một vị trí chiến lược rất quan trọng, từ đây cùng với 2 căn cứ tại Syria, Nga có thể kiểm soát toàn bộ Đông Địa Trung Hải và tất nhiên cả kênh đào Suez cũng trong tầm nhìn gần.
Về quan điểm tác chiến:
- Cuộc chiến ở Libya, không giống như Syria, có thể (và sẽ là) tự duy trì và thậm chí có lợi nhuận. Các Công ty quân sự tư nhân (PMC) có thể được có nguồn thu từ xuất khẩu dầu như IS đã từng tại Syria.
- Dân số của Libya chỉ là 6,2 triệu so với 20 triệu người ở Syria. Ở Libya, không có dải tôn giáo và quốc tịch như ở Syria. Đây là một quốc gia đồng nhất. Ngoài ra, địa hình sa mạc trong khu vực. Cho nên, chiến dịch quân sự xảy ra ở một đất nước như vậy thuận tiện hơn.
- Không có những người hàng xóm gây rắc rối, không giống như Syria (Thổ Nhĩ Kỳ và Israel), cho nên sẽ không cần thiết phải điều phối mối quan tâm của họ với họ.
Kết luận: "Nhờ" NATO đứng đầu là Pháp, tại Libya đang là một "nhà nước thất bại", tạo ra một cuộc nội chiến rất quyết liệt giữa một bên là chính quyền Triboli (GNA) do Pháp-NATO dựng lên được LHQ bảo trợ và Quân đội quốc gia (LNA) thân Nga-Ai Cập do tướng Khalifa Haftar chỉ huy, đang kiểm soát phần lớn phía Đông Libya có Benghazi và Tobruk.
Với "quán tính" Syria, Nga Ai Cập LNA sẽ nhanh chóng lập lại hòa bình tại Libya nhưng Mỹ-Phương Tây sẽ không ngồi nhìn.
Với lợi thế hơn hẳn, "gấu Nga" nhất định sẽ thò chân vào Libya bất luận PT muốn hay không muốn.
Lê Ngọc Thống
Theo baodatviet
Đức, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sắp tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Syria Ngày 3/10, ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - cho biết một hội nghị thượng đỉnh về Syria giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức và Pháp có thể sẽ được tổ chức vào tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới tại thành phố Istanbul. Phiến quân Syria sơ tán khỏi khu vực do Chính phủ kiểm soát...