Nga dừng lập các đặc khu kinh tế, đóng cửa 10 đặc khu không hiệu quả
Theo thông tin đăng tải trên thời báo Kommersant, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo Chính phủ nước này dừng thành lập các đặc khu kinh tế mới, ít nhất là đến khi soạn thảo xong hướng tiếp cận thống nhất giữa đặc khu kinh tế và khu vực phát triển vượt trước.
Ngoài ra, 10 đặc khu hoạt động không hiệu quả theo kết luận thanh tra của Văn phòng Kiểm toán và Văn phòng Tổng công tố sẽ bị đóng cửa. Tất cả các đặc khu kinh tế khác sẽ được chuyển quyền quản lý cho địa phương. Những chỉ thị này phải được thực hiện trước ngày 30.6.
Quyết định về số phận của các đặc khu kinh tế được đưa ra sau khi phân tích số liệu thanh tra của Văn phòng Kiểm toán Liên bang. Theo đó, kể từ năm 2006 đến nay, chi phí cho 33 đặc khu kinh tế lên tới 186 tỷ RUB, 24 tỷ trong số đó không được sử dụng. Số tiền thuế và phí thu được từ các khu vực này chỉ là 40 tỷ RUB. Để xây dựng một công ăn việc làm tại các đặc khu kinh tế cần tới 10 triệu RUB – số tiền có thể trả lương cho một lao động phổ thông tại Nga trong vòng 25 năm.
Trả lời phóng viên Kommersant, thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định, thể chế đặc khu kinh tế tỏ ra quá đắt đỏ và không hiệu quả tại Nga.
Tuy nhiên, ông Peskov cũng khẳng định, việc đóng cửa và dừng thành lập các đặc khu kinh tế mới không liên quan đến các khu vực phát triển vượt trước (TOR) tại vùng Viễn Đông, bởi lẽ đây là những thể chế riêng biệt, khác nhau. Ngoài ra,các khu vực phát triển vượt trước vẫn đang cho thấy tốc độ phát triển tích cực.
Video đang HOT
Được biết, các đặc khu kinh tế được thành lập tại Nga từ tháng 7/2015. Tính đến 1/1/2016, đã có 33 đặc khu kinh tế tại 30 chủ thể Liên bang, trong đó 9 đặc khu theo mô hình sản xuất công nghiệp, 6 theo mô hình ứng dụng kỹ thuật mới, 3 theo mô hình khu vực cảng và 15 theo mô hình du lịch nghỉ dưỡng. Trong suốt thời gian từ khi thành lập đến nay, đã có 122 tỷ RUB từ ngân sách liên bang và 64 tỷ RUB từ ngân sách địa phương chi cho các đặc khu này. Đó là chưa kể tới 334 tỷ RUB đã được chi cho cơ sở hạ tầng.
Đổi lại những khoản chi khổng lồ đó, lợi nhuận đóng góp của các đặc khu kinh tế chỉ chiếm 0,2% tổng sản phẩm tại địa phương – một con số quá nhỏ. Ngoài ra, 33 đặc khu kinh tế này chỉ tạo được hơn 18 nghìn công ăn việc làm mới./.
Theo Danviet
Điệp viên bị đầu độc, tối hậu thư 24 giờ để Nga nói sự thật
Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng "rất có khả năng" Nga là người chịu trách nhiệm cho vụ đầu độc cựu gián điệp Sergei Skripal và con gái ông ta ở Salisbury. Sự thật, ai đã đầu độc điệp viên Nga?
Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra tối hậu thư 24h để chính quyền Tổng thống Nga Putin giải thích rõ ràng.
Bà May nói Nga phải đưa ra một phản ứng đầy đủ vào ngày mai, hoặc Anh sẽ xem xét hành động nào sẽ diễn ra vào thứ Tư. Đại sứ Nga tại London đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao để giải thích xem cuộc tấn công là "hành động trực tiếp của nhà nước Nga" hay kết quả của chính phủ Nga "mất kiểm soát" chất độc thần kinh từ các điệp viên.
Cựu điệp viên Nga ông Sergei Skripal và con gái của ông, Yulia, 33 tuổi, đã bị phát hiện bất tỉnh trên ghế vào Chủ nhật, 4 tháng 3.
Ngày 12.3, trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ đồng tình với những đánh giá của Anh rằng Nga "có thể phải chịu trách nhiệm" trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái cựu điệp viên này ở Anh. Ông Tillerson nhấn mạnh: "Chúng tôi đồng ý rằng những người phải chịu trách nhiệm, cả người gây ra tội ác lẫn người ra lệnh, đều phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng thích đáng".
"Mỹ đã tiếp xúc với các đồng minh của chúng tôi tại Vương Quốc Anh trước khi thông báo hôm nay. Trong sô đo đa co cuôc điện đam giữa Ngoai trương My và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào cuộc điều tra của Anh và viêc ho đánh giá rằng Nga có thể sẽ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công khí độc xảy ra tại Salisbury vào tuần trước", ông Rex Tillerson nói.
Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khẳng định liên minh này quan ngại sâu sắc về vụ việc trên, và đang liên lạc với giới chức Anh về vấn đề này.
Điện Kremlin đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.
Ngày 12.3, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, những cáo cuộc của Anh rằng Nga dính líu tới vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia Skripal bị đầu độc tại Anh mang tính chất khiêu khích và nhằm mục đích hủy hoại lòng tin vào Nga với tư cách là nước chủ nhà Vòng Chung kết bóng đá Thế giới (World Cup 2018).
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo trước thềm World Cup 2018 rằng các phương tiện truyền thông đại chúng của phương Tây sẽ triển khai chiến dịch truyền thông quy mô lớn nhằm mục đích làm mất uy tín của Nga và hủy hoại lòng tin vào Moskva với tư cách nước chủ nhà của sự kiện thể thao này".
Theo Bộ Ngoại Nga, điều đáng nói là lời kêu gọi này không chỉ đến từ các nhà báo mà còn từ các quan chức của Anh, trong đó có Ngoại trưởng Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Tom Tugendhat. Bất chấp vụ việc chưa được điều tra, nhưng giới chức Anh đã đưa ra kết luận Nga dính líu tới vụ này, đồng thời yêu cầu trừng phạt Nga và tẩy chay World Cup 2018.
Nga nhấn mạnh, những hành động khiêu khích tương tự nhằm thổi bùng cơn cuồng loạn chống Nga chỉ làm mối quan hệ song phương trở nên phức tạp và giáng một đòn vào thể thao thế giới.
Theo Danviet
Lời chúc đặc biệt của Tổng thống Putin gửi đến lãnh đạo Việt Nam Trong thư chúc mừng Năm mới gửi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc tới sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai nước. Dịch vụ thông tin báo chí điện Kremlin thông báo hôm thứ Bảy. Tổng thống Nga Putin và...