Nga dùng chuột làm “vũ khí bí mật” để tiêu diệt IS
Chính quyền Vladimir Putin sắp cho “ra mắt” vũ khí mới nhất để tìm diệt Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đó là đội quân “ chuột máy”.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học Nga dự tính sẽ kết hợp giữa những chú chuột cùng chiếc mũi “tuyệt vời” của chúng và công nghệ mới nhất để tạo ra một thứ vũ khí giúp “đánh mùi” được vật liệu nổ hay các loại dược liệu ở những nơi kín đáo, bất khả xâm phạm.
Các nhà khoa học gắn vi mạch trên đầu loài chuột trông như cái mũ (Nguồn: Daily Mail)
Nếu kế hoạch này thành công, các chú chuột sẽ có thể báo động cho chủ nhân của nó biết có vật liệu nguy hiểm hay bất hợp pháp trước khi “xảy ra chuyện”.
Daily Mail cho hay việc tạo ra một chú chuột như vậy phải mất ba tháng và chú chuột đó chỉ sống được trong một năm.
Video đang HOT
Điều này có nghĩa là các nhà khoa học phải “không ngừng huấn luyện các tiểu đoàn chuột để cung cấp cho lực lượng an ninh để phù hợp với hoạt động chống khủng bố kiểu mới” – theo Sputnik.
Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Rostov-on-Don gần biên giới với Ukraine không lấy làm lo ngại mấy về điều đó và đang tích cực chuẩn bị cho “Chiến tranh thế hệ mới”.
Ba nhóm các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu dự án trên tại phòng thí nghiệm Trường ĐH Tổng hợp Nam Liên bang (Nga). Họ hy vọng có thể khai thác được các tế bào thần kinh của loài chuột, giúp chúng có được khả năng đánh mùi nhạy bén hơn so với các thiết bị nhân tạo khác hay thậm chí so với loài chó.
TS Dmitry Medvedev dẫn đầu nhóm nghiên cứu nhận định: “Không giống như chó, chuột có thể luồn lách qua những khe rãnh nhỏ nhất mà tưởng chừng như không thể tiếp cận. Bằng cách này, loài chuột có thể tìm được đường “thâm nhập” sâu vào các đống đổ nát và nhờ vào hoạt động của não, chúng có thể nhận biết được có sự tồn tại của vật liệu nguy hiểm hay không”.
Chiếc vi mạch vốn được gắn trên đầu con chuột như một cái mũ có thể giúp phát hiện phản ứng tâm sinh lý của chú chuột.
Các nhà khoa học huấn luyện chuột cách phản ứng trước các loại mùi (Nguồn: Daily Mail)
Để làm được điều này, các nhà lập trình đã tạo ra một thuật toán để nghiên cứu và đo lượng kết quả. Các thuật toán này sẽ giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu và số liệu thống kê về phản ứng từ não của chuột đối với các mùi khác nhau. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, các nhà sinh lý học phải huấn luyện loài chuột nhận dạng được vật liệu nổ hoặc ma túy. Đây là một nhiệm vụ khó khăn cần phải hoàn thành trong một thời gian ngắn.
“Phải mất từ hai tới ba tháng để huấn luyện loài chuột cách phản ứng trước một chất nào đó trong khi tuổi thọ của chúng chỉ khoảng một năm. Chúng tôi không thể sử dụng những con chuột còn quá bé, còn những con chuột đã già thì khứu giác không còn nhạy bén nữa”.
Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng ở một số nơi trên thế giới, dự án này vẫn thành công. Loài chuột Hamster châu Phi đã được sử dụng ở Angola, Tanzania, Mozambique, Campuchia và Thái Lan để phát hiện bom mìn. Colombia cũng đã sử dụng chuột thí nghiệm cho mục đích tương tự, còn Israel lại sử dụng chuột để kiểm tra hành lý tại sân bay.
Ngọc Như
Theo_PLO
Washington thừa nhận không thể tiêu diệt IS trong năm 2016
Trong một buổi họp báo ngày 3-1, một quan chức Nhà Trắng nhận định rằng, Mỹ không thể tiêu diệt IS trong năm 2016, một nhóm khủng bố sẽ trở thành một cái gì đó giống như al-Qaeda.
CBS News dẫn lời Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes nói: "ISIL (Nhà nước Hồi giáo IS) sẽ tiếp tục tồn tại. Người ta sẽ không thể xóa sổ IS trong vài năm tới".
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes
Trong vài tháng qua, Tổng thống Obama đưa ra một loạt tuyên bố, trong đó nói rằng, Mỹ đã đánh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo "mạnh hơn bao giờ hết". Thậm chí, sau vụ xả súng ở San Bernardino, California, ông Obama vẫn khẳng định rằng, IS không phải là một mối đe dọa đối với Mỹ.
Rhodes cho rằng, Tổng thống Obama hơi "thiếu thực tế" khi nói về IS, và nói thêm, Mỹ có ý định khiến cho nhóm khủng bố này "hoạt động khó khăn hơn". Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, IS sẽ tiếp tục tồn tại "cũng như al-Qaeda vẫn tiếp tục tồn tại, mặc dù đã bị suy yếu đáng kể".
Al-Qaeda tiếp tục tấn công các mục tiêu trên toàn thế giới, mặc dù ít có khả năng phát động các cuộc tấn công lớn. Chiến dịch của Mỹ chống lại nhóm này lên đến đỉnh điểm với việc tiêu diệt Osama bin Laden trong năm 2011. Tuy bị phân tán, nhưng al-Qaeda vẫn tiếp tục hoạt động trên toàn thế giới. Điển hình là vụ tấn công ở Kenya vào năm 2015 của Tổ chức khủng bố al-Shabaab liên kết với al-Qaeda, đã khiến 148 người thiệt mạng. Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của al-Qaeda ở Syria, vẫn là nòng cốt của phe nổi dậy, và tiếp tục hoạt động bằng cách sử dụng các chiến thuật như đánh bom tự sát.
Theo_An ninh thủ đô
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ giết chết gần 300 phiến quân người Kurd 300 tay súng bị tiêu diệt thuộc Đảng Công Nhân người Kurd bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng người Kurd ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Truyền thông Nga dẫn thông tin của Bộ Tổng tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội nước này đã bắn chết khoảng 300 tay súng phiến quân người Kurd...