Nga đưa thẩm phán ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin vào danh sách truy nã
Chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga Alexander Bastrykin cho biết, sẽ sớm đưa vào danh sách truy nã các thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vì đã phát lệnh bắt Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti
“Ủy ban Điều tra Nga đã khởi tố vụ án hình sự chống lại Chủ tịch và ba thẩm phán ICC vì vai trò của họ trong lệnh bắt Tổng thống Putin. Chúng tôi sẽ sớm đưa họ vào danh sách truy nã”, RIA Novosti dẫn lời ông Bastrykin nói tại Diễn đàn pháp lý quốc tế St. Peterburg hôm 11/5.
Hôm 17/3, ICC đã ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Tổng thống phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc “di chuyển bất hợp pháp” trẻ em từ các khu vực của Ukraine sang Nga.
Video đang HOT
Sau đó, hôm 20/3, Ủy ban Điều tra Nga quyết định khởi tố thẩm phán và công tố viên của ICC, cho rằng hành động của họ là cố tình phạm luật do không có cơ sở nào để quy kết Tổng thống Putin phải chịu trách nhiệm đối với cáo buộc trên.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, việc ICC nêu vấn đề “bắt giữ” Tổng thống Putin là không thể chấp nhận được.
“Moscow không công nhận thẩm quyền của tòa án ICC và theo đó, bất kỳ quyết định nào đều vô hiệu đối với Nga về mặt pháp lý”, ông Peskov nói.
Nga cảnh báo Armenia về hậu quả khi tham gia ICC
Theo hãng tin Reuters ngày 28/3, Liên bang Nga đã cảnh báo Armenia về "những hậu quả nghiêm trọng" nếu nước này tham gia phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp năm 2019. Ảnh: EPA
Armenia, một đồng minh truyền thống của Nga và có mối quan hệ ngày càng xấu đi với Moskva sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, đang tiến tới trở thành một quốc gia thành viên của Quy chế Rome về ICC. Tòa Hiến pháp của Armenia, tòa cao nhất tại quốc gia Kavkaz này, hôm 24/3 ra phán quyết rằng nước này có thể phê chuẩn Quy chế Rome và trở thành một bên tham gia của ICC.
RIA Novosti, hãng thông tấn nhà nước của Nga, trích dẫn một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao nước này nói rằng Moskva coi kế hoạch tham gia ICC của Armenia là "không thể chấp nhận được", đồng thời lưu ý về "những hậu quả cực kỳ tiêu cực" đối với quan hệ song phương nếu họ tiếp tục kế hoạch.
"Moskva coi kế hoạch của Yerevan trong việc gia nhập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế là hoàn toàn không thể chấp nhận được trong bối cảnh lệnh bắt giữ bất hợp pháp và vô hiệu về mặt pháp lý gần đây của ICC đối với nhà lãnh đạo Nga", RIA Novosti trích dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Nga trên nói.
Hiện Armenia vẫn chưa đưa ra phản ứng.
Lệnh của ICC liên quan đến nhà lãnh đạo Nga có khả năng làm phức tạp các kế hoạch công du toàn cầu của Tổng thống Putin nếu một quốc gia mà ông muốn đến là một bên chính thức của ICC. Các quốc gia mà ông Putin có thể công du trong năm nay bao gồm Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong quá khứ, nhà lãnh đạo Nga thường xuyên công du khắp Liên Xô cũ, trong đó có Armenia, nơi Moskva có lực lượng gìn giữ hòa bình và căn cứ quân sự.
Mối quan hệ giữa Moskva và Yerevan đã xấu đi trong những tháng gần đây, đặc biệt liên quan đến điều mà Armenia nói là việc Nga không tuân thủ đầy đủ hiệp ước ngừng bắn năm 2020 mà nước này đã giúp môi giới giữa Armenia và Azerbaijan để chấm dứt giao tranh ở Nagorny-Karabakh, một khu vực có người Armenia sinh sống ở Azerbaijan.
Ông Hun Sen lên tiếng về việc ICC phát lệnh bắt ông Putin Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảnh báo việc Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân và nhiều hệ lụy khác trên toàn cầu. Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 20-3 cảnh báo rằng việc Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ Tổng...