Nhiều quan chức cấp cao Nga giận dữ lên tiếng sau vụ UAV tấn công Điện Kremlin
Sau vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công Điện Kremlin, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã giận dữ cho rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc loại bỏ ông Zelensky.
Chủ tịch Hạ viện Nga kêu gọi Moskva sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào cần thiết để loại bỏ chế độ ở Kiev.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Hãng thông tấn Nga (TASS) hôm 4/5 dẫn phát biểu trên kênh Telegram của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho rằng cuộc tấn công bằng UAV của Kiev vào Điện Kremlin đã khiến Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc loại bỏ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Thậm chí, ông Medvedev, người từng giữ chức Tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, sau đó là Thủ tướng Nga cho đến năm 2020, còn nói rằng ông Zelensky “không phải nhân vật cần thiết để ký một văn kiện đầu hàng vô điều kiện”.
Theo đài RT, sự giận dữ của ông Medvedev bắt nguồn từ cuộc tấn công bằng UAV diễn ra vào đêm 3/5, mà Nga đổ lỗi cho Ukraine. Trong vụ tấn công này, hai UAV đã phát nổ trên bầu trời Điện Kremlin và Thượng viện Nga.
Sau đó, các nhà chức trách cho biết cả hai chiếc UAV đã bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ. Không có thương tích hoặc báo cáo thiệt hại nào được đưa ra.
Phía Nga gọi đây là vụ ám sát bất thành nhằm vào Tổng thống Vladimir Putin và nhấn mạnh sẽ trả đũa cho cái mà họ gọi là hành động “khủng bố”.
Video đang HOT
Về phần mình, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Vyacheslav Volodin đã coi Ukraine là một quốc gia khủng bố sau vụ tấn công bằng UAV thất bại vào Điện Kremlin.
Viết trên Telegram, ông Volodin cho rằng “hành động khủng bố chống lại tổng thống là một cuộc tấn công vào nước Nga”, kêu gọi Moskva sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào cần thiết để loại bỏ chế độ ở Kiev.
Theo ông Volodin, các quốc gia phương Tây đang cung cấp vũ khí cho chính phủ của Tổng thống Ukraine Zelensky giờ là “đồng phạm trực tiếp” với các hoạt động khủng bố.
Đối với Ukraine, sau vụ tấn công, Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak đã bác bỏ cáo buộc. Ông nêu rõ: “Ukraine không liên quan gì đến các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào Điện Kremlin”.
Người phát ngôn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky – ông Serhiy Nykyforov nhấn mạnh: “Chúng tôi không có thông tin về cái gọi là cuộc tấn công ban đêm vào Điện Kremlin”.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Helsinki, Phần Lan sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Iceland, Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay “Chúng tôi không tấn công Tổng thống Putin hay Moskva. Chúng tôi chiến đấu trên lãnh thổ của mình, bảo vệ các ngôi làng và thành phố của mình”.
“Như đã thấy, chúng tôi không có đủ vũ khí để thực hiện việc này”, ông Zelensky nói.
Cựu Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc chờ đón 'lực lượng gìn giữ hoà bình' EU
Sau khi xuất hiện thông tin Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về một số hình thức gìn giữ hoà bình ở Ukraine, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho "một hàng dài quan tài" trở về từ Ukraine hay chưa.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Trong một phát biểu được đài RT dẫn lời, ông Medvedev, người hiện nay đang giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, gọi ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến Ukraine là sự hoài nghi tột độ.
Ông Medvedev nhấn mạnh bất kỳ "lực lượng gìn giữ hòa bình" nào của EU được cử đến Ukraine sẽ bị nhìn nhận như các chiến binh của kẻ thù trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, bị đối xử tương xứng và sẽ trở về trong các túi đựng xác chết.
Ngày 31/3, cựu Tổng thống Nga đã viết trên Telegram rằng khối (quân sự) do Mỹ lãnh đạo "tiếp tục cung cấp vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác cho chế độ Kiev", vì vậy, thật khó để tưởng tượng họ mong muốn hòa bình.
Theo ông Medvedev, mục đích thực sự của khối này rất rõ ràng, nhằm thiết lập một nền hòa bình có lợi cho họ dựa trên thế mạnh. Do vậy, họ muốn đưa lực lượng "gìn giữ hòa bình" đội mũ sắt màu xanh, có ngôi sao vàng vào Ukraine với súng máy và xe tăng.
Nói cách khác, cái gọi là "lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO" sẽ tham gia vào cuộc xung đột và đứng cùng phía với kẻ thù của Nga.
Và như vậy, ông Medvedev nhấn mạnh: "Rõ ràng là những 'người kiến tạo hòa bình' như vậy là kẻ thù trực tiếp của chúng ta. Sói đội lốt cừu".
Trong trường hợp như thế nào, ông Medvedev cho rằng họ sẽ trở thành "mục tiêu hợp pháp" của các lực lượng vũ trang Nga nếu họ được triển khai ở tuyến đầu mà không có sự đồng ý của Moskva, với vũ khí trong tay và đe dọa trực tiếp tới các lực lượng của Nga.
Do những "người kiến tạo hòa bình" như vậy là "binh sỹ của kẻ thù", là "các chiến binh", cho nên, theo ông Medvedev, họ phải bị tiêu diệt không thương tiếc.
Ông Medvedev kết luận, điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho "một hàng dài quan tài" trở về từ Ukraine hay chưa.
Trước đó, vào sớm cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng các nhà lãnh đạo EU sắp có một cuộc thảo luận về "một số hình thức của lực lượng gìn giữ hoà bình" cho Ukraine, có thể đặt dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đáp lại bình luận của ông Orban, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây ở Ukraine có thể là một ý tưởng rất nguy hiểm.
"Nếu chúng ta đang nói về một số loại đàm phán nghiêm túc, thì đây là một cuộc thảo luận cực kỳ nguy hiểm. Trong thực tiễn thế giới, các lực lượng như vậy thường chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp này, nó có khả năng là một chủ đề rất nguy hiểm", ông Peskov nói với các nhà báo.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Ukraine, bởi điều này chỉ kéo dài xung đột và mang tới nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tới nay, theo thống kê chưa đầy đủ, NATO đã gửi viện trợ quân sự trị giá hơn 100 tỷ USD, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu cho Kiev.
NATO khẳng định khối này không tham gia vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo RT, nhiều quan chức cấp cao của phương Tây lại nói rằng mục tiêu của họ là một "thất bại chiến lược" của Nga.
Nga phản ứng trước lệnh của Tòa án Hình sự quốc tế bắt giữ Tổng thống Putin Phản ứng trước việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin khẳng định, Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu. Trụ sở Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: Getty Images Ngày 17/3,...