Nga đưa ra đề xuất với Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ trừng phạt
Nga muốn Iran hạn chế việc làm giàu uranium ở cấp độ 20%, xem đây như là bước đi đầu tiên đê dơ bo lênh trưng phat.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergue Riabkov ngay 20/5 cho biết, tại vòng đàm phán tiếp theo giữa Iran và nhóm P5 1 diễn ra ngày 23/5 tới tại thủ đô Baghdad của Iraq, Nga muốn đề nghị Iran hạn chế việc làm giàu uranium ở cấp độ 20% để đổi lấy việc quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Cơ sơ lam giau uranium Natanz ơ miên Nam Iran (Anh: Internet)
Video đang HOT
Ông Riabkov nêu rõ, Nga muốn Iran thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế việc làm giàu uranium ở cấp độ 20%, xem đây như là bước đi đầu tiên. Nếu một hành động theo hướng này được thực hiện, nhóm P5 1 cũng sẽ phải chỉ cho Iran thấy rằng tình hình đã được cải thiện.
Liên Hợp Quốc đã thông qua 6 nghị quyết lên án chương trình hạt nhân của Iran, đặc biệt là việc làm giàu uranium cấp độ 20%, trong đó có 4 nghị quyết trừng phạt. Việc làm giàu uranium ở cấp độ thấp (3,5%-20%) có thể sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân hay các cơ sở khoa học, song nếu đạt tới mức 90% thì lại có thể sản xuất vũ khí hạt nhân.
Bất chấp việc Iran nhiều lần khẳng định, chương trình hạt nhân của mình thuần túy vì mục đích dân sự, song các cường quốc phương Tây cho rằng nước này đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA) Yukiya Amano ngày 20/5 đã tới thủ đô Tehran và dự kiến có các cuộc thảo luận với các quan chức Iran về sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Iran với cơ quan này.
Chính phủ Iran mới đây bày tỏ hy vọng, chuyến thăm của ông Amano sẽ cho phép đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết những bất đồng về chương trình hạt nhân./.
Theo VOV
"Iran chưa đủ nguyên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân trong năm nay"
Iran chưa thể tạo ra vũ khí hạt nhân trong năm nay bởi quốc gia này vẫn chưa sản xuất đủ lượng uranium ở cấp độ vũ khí.
Nhận định trên được đưa ra trong một bản báo cáo của chuyên gia hạt nhân David Albright trong một cuộc hội thảo do Viện khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS) vừa tổ chức.
Theo Reuters, bản đánh giá của chuyên gia Albright đã cung cấp một cái nhìn ôn hòa hơn đối với chương trình hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây luôn dùng những lời nhận xét nóng bỏng về chương trình hạt nhân của quốc gia Trung Đông này nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt Tehran.
Ngoài ra, bản báo cáo, được thực hiện nhờ khoản tài trợ của Viện Hòa bình Mỹ (United States Institute of Peace - USIP), còn cho biết rằng Iran không quyết định chế tạo một quả bom hạt nhân.
"Iran không có khả năng có bom hạt nhân vào năm 2012 bởi phần lớn nguyên nhân là do không muốn làm điều đó" - Reuters trích dẫn bản báo cáo của ISIS cho biết.
Cũng theo bản báo cáo trên, do sợ lệnh trừng phạt và nguy cơ có thể xảy ra một cuộc tấn công quân sự từ Israel vào các cơ sở hạt nhân của mình cũng là nguyên nhân khiến Iran không chế tạo bom hạt nhân.
Được biết, ISIS là cơ quan chuyên tư vấn cho chính phủ Mỹ và nước ngoài về khả năng hạt nhân của Iran. Trong đó, chuyên gia Albright được coi là một chuyên gia hàng đầu về vấn đề này. Bản báo cáo của ông cũng có những đánh giá khá sít sao với những đánh giá chính thức của chính phủ Mỹ.
Theo Reuters, các quan chức Mỹ từng nói rằng Iran không tiến hành chế tạo vũ khí hạt nhân và các nhà lãnh đạo Iran đã không thông qua ý định này bởi họ đã rất cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của nó.
Hầu hết các chương trình hạt nhân hiện tại của Iran đều được sử dụng với mục đích dân sự, nhưng Iran vẫn giữ cho mình một lựa chọn mở khác, mà nó làm dấy lên mối nghi ngờ của Mỹ và phương Tây - một quan chức giấu tên Mỹ nói với Reuters.
Mặc dù trong bản báo cáo được công bố tháng 11/2011 của IAEA nói rằng Iran đã đạt được những tiến bộ đáng kể về vũ khí hóa hạt nhân, nhưng theo báo cáo của ISIS, không có bằng chứng rõ rằng cho thấy quốc gia này đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Theo Giáo Dục VN
Iran không ngừng làm giàu urani dù chỉ "một giây" Các hãng tin Reuters, AFP và THX đều dẫn lời Đại sứ Iran tại IAEA, ông Ali Asghar Soltanieh ngày 18/11 khẳng định nghị quyết của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về chương trình hạt nhân của Iran sẽ chỉ làm tăng quyết tâm của Tehran trong việc thúc đẩy các hoạt động gây tranh cãi của nước này....