Nga đưa ra chính sách mới kiểm soát công trình khoa học
Chính phủ Nga đưa ra chính sách mới nhằm kiểm soát các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước này.
Nga đưa ra chính sách mới kiểm soát các công trình nghiên cứu khoa học – Ãnh minh họa: AFP
Trang tin Daily Caller hôm 29.10 cho biết các nhà khoa học của Nga phải được sự chấp thuận của Cơ quan an ninh liên bang (FSB) trước khi cho công bố các công trình nghiên cứu của họ trong các hội nghị hoặc trên các tạp chí khoa học. Quyết định này được cho là mở rộng sự kiểm duyệt của chính phủ liên bang sang lĩnh vực nghiên cứu vì mục đích khoa học thay vì chỉ liên quan đến quân sự và công nghiệp như trước đây.
“Từ nay khi gửi một báo cáo cho báo quốc tế, chúng tôi phải xin phép để chắc chắn rằng báo cáo đó không phải là công trình mới và không quan trọng để có thể được xuất bản ở nước ngoài”, ông Mikhail Gelfand của Đại học Moscow, nói với tờ Nature.
Đại học Moscow là trường đại học danh tiếng của Nga, có nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị cho sự phát triển khoa học và công nghệ của nước Nga.
Video đang HOT
Chính phủ Nga gần đây kiểm soát các tổ chức khoa học có tài trợ của nước ngoài, Forbes cho rằng Tổng thống Vladimir Putin muốn đưa nước Nga trở về thời Xô Viết mà ở đó nhà nước kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Nga có một lịch sử phát triển lừng lẫy về khoa học và công nghệ, đặc biệt là toán và vật lý. Thời Liên Xô, nhiều nhà khoa học Nga chạy trốn sang phương Tây; và nơi này đã tận dụng nguồn chất xám từ đội ngũ chuyên gia rất giỏi của Nga.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Biệt đội "ma" siêu đẳng của Nga tác chiến tại Syria
Khi chiến tranh xảy ra, các quốc gia thường có các chính sách bảo toàn, chủ yếu phòng xa trong trường hợp tình huống tiến triển theo hướng tiêu cực.
Các máy bay tấn công trên bộ của Nga không "đơn thương độc mã" trên chiến trường Syria, mà còn được yểm trợ từ các máy bay chiến đấu công nghệ cao. Điều này là nhằm đề phòng trường hợp các lực lượng khác, chủ yếu là Mỹ, có thể thách thức không lực Nga thực thi nhiệm vụ ném bom tại đây.
Theo trang WIB, Nga còn một chính sách nữa rất "vi diệu" để đảm bảo an toàn tại Syria. Để thực hiện chính sách này, Nga có thể triệu tập các điệp viên Zaslon, hay còn gọi là "Bình phong/Rào chắn". Đây là nhóm cực kỳ bí mật, gồm các đặc vụ mà theo lời đồn thì họ đã hoạt động tại Syria từ lâu.
Hình minh họa. Các học viên mới tốt nghiệp của lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Nội vụ Nga (OMON) mang vũ khí sau khi kết thúc khóa huấn luyện, trong một lễ kỷ niệm tại thành phố Stavropol, ngày 20/7/2011. Ảnh: Reuters.
Lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng của Nga hoạt động công khai được công chúng biết đến với tên "Spetsnaz". Uy lực và hiệu quả của các đơn vị này được nhiều người vị nể. Tuy nhiên, Zaslon lại khác hẳn, đơn vị này gần như không hề tồn tại một cách chính thức.
Chứng cứ về sự hiện diện ngày càng tăng của Zaslon tại Syria gần đây được tác giả Mark Galeotti và Jonathan Spyer của tạp chí quốc phòng uy tín Jane"s Intelligence Review đề cập trong các bài viết mới đây.
Theo giáo sư Galoetti - chuyên gia về các lực lượng đặc nhiệm Nga, Zaslon vận hành dưới sự chỉ đạo của Cơ quan Tình báo Đối ngoại trực thuộc Kremlin. Tại Syria, Zaslon tác chiến độc lập với Tổng cục Tình báo-Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga (GRU).
Trong khi các điệp viên của GRU làm việc tại bộ Quốc phòng Syria tại Damascus, ông Galoetti cho biết Zaslon lại là "nhóm đặc nhiệm nhỏ... không báo cáo cho GRU lẫn các đơn vị quân đội thông thường, mà là tới đại sứ quán Nga trên phố Omar Ben Al Khattab".
Vậy công việc của Zaslon là gì? Ông Galoetti cho rằng Zaslon có thể đóng vai trò cố vấn cho quân đội và quan chức chính phủ Syria, cùng với gửi thêm thông tin tình báo về cho Moscow.
Nhưng họ có thể kiêm nhiệm một công việc khác (trong trường hợp chính quyền Damascus sụp đổ) đó là bảo vệ, giải cứu công dân Nga, và bảo vệ các kho tàng và hồ sơ tình báo của Nga tại Syria.
Galoetti cho biết thêm: "Lần gần đây nhất tôi được biết đích xác là Zaslon được triển khai (ngoài số ít cá nhân thực hiện sứ mệnh bảo vệ ngoại giao tột bậc) là tới Baghdad, Iraq, trong những ngày cuối của chế độ Saddam Hussein.
Sau đó, vai trò của họ là bảo toàn (tìm kiếm hoặc tiêu hủy) các tài liệu đặc biệt, công nghệ quân sự và bất kỳ thứ gì mà Moscow không muốn rơi vào tay Mỹ. Như vậy, là một đơn vị công nghệ cao của Nga nhằm củng cố tiềm lực của chính quyền (Syria), có thể Zaslon đang được triển khai trở lại như một biện pháp mang tính phòng xa".
Theo Business Insider, Zaslon có thể được thành lập vào năm 1998, phục vụ trong cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga. Họ được huấn luyện để tác chiến ở nước ngoài, thực hiện rất nhiều loại nhiệm vụ, từ giải cứu con tin cho tới ám sát. Các đặc vụ của Zaslon có thể hoạt động trong vỏ bọc của người dân thường, hoặc trong các đơn vị khác như cơ quan ngoại giao.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
'Hack' tư duy con người Các chuyên gia Anh - Mỹ chứng minh có thể dùng từ trường để loại bỏ thành kiến và giảm đức tin về tôn giáo, theo một phương pháp gần như "hack" tư duy con người. Giới chuyên gia cho rằng có thể "tẩy não" người nếu nắm được phương pháp hiệu quả - Ảnh: Shutterstock Để làm được điều này, nhóm chuyên...