Nga dự kiến phê duyệt thêm 3 loại vaccine trong năm 2022
Ngày 5/1, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc gia dịch tễ học và vi sinh Gamaley của Nga, ông Alexander Gintsburg cho biết vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi và vaccine dành cho trẻ em sẽ được lưu hành ở Nga trong năm 2022.
Nga dự kiến lưu hành vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi và vaccine dành cho trẻ em trong năm 2022. Ảnh: AFP
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn lời Giám đốc Gintsburg cho biết trước mắt người dân Nga có thể sẽ được tiếp cận loại vaccine Sputnik V dạng xịt mũi. Loại vaccine này có thể xâm nhập hiệu quả vào vòm hầu họng bạch huyết để hình thành phản ứng miễn dịch cục bộ, tạo ra một lớp bảo vệ hệ hô hấp trên – vốn là nơi virus thường xâm nhập đầu tiên.
Ông Gintsburg cho biết thêm trung tâm cũng đang có kế hoạch thử nghiệm lâm sàng đối với một loại vaccine có tác dụng bảo vệ ngay lập tức trước bệnh cúm và virus SARS-CoV-2, đồng thời dự đoán vaccine này sẽ được cung cấp cho tất cả trẻ em vào năm tới.
Trước đó, Cục trưởng Y tế và Sinh học Liên bang Nga (FMBA) Veronika Skvortsova thông báo loại vaccine mới có tên Konvasel – do Viện Nghiên cứu vaccine và huyết thanh Saint-Petersburg thuộc FMBA nghiên cứu và phát triển – có thể được lưu hành tại Nga trong quý I/2022. Trong khi đó, vaccine “Sputnik M” – loại vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em – sẽ được lưu hành trong 6 tháng tới. Ngoài ra, vaccine của hãng AstraZeneca (Anh) cũng có thể được phê duyệt tại Nga.
Video đang HOT
* Cùng ngày, Tổng cục Quản lý dược phẩm Ấn Độ (DGCI) đã cấp phép để hãng dược Bharat Biotech (Ấn Độ) tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối đối với vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt qua đường mũi nhằm sử dụng như mũi vaccine tăng cường.
Quyết định trên được đưa ra sau khi hãng Bharat Biotech nộp đơn xin thử nghiệm giai đoạn cuối lên cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ vào cuối tháng 12/2021. Hãng Bharat Biotech cho biết loại vaccine dạng xịt này sẽ dễ dàng sử dụng như một liều tăng cường cho chiến dịch tiêm chủng mở rộng.
Trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể mới Omicron ở trong nước gia tăng, Ấn Độ đã lên kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường từ cuối tháng 12 vừa qua và bắt đầu triển khai tiêm cho các nhân viên y tế tuyến đầu kể từ ngày 10/1 tới.
Đến nay, Ấn Độ chủ yếu sử dụng các loại vaccine dạng tiêm được sản xuất trong nước cho chiến dịch tiêm chủng ở nước này, trong đó có vaccine của AstraZeneca (Anh), có tên Covishield, do Viện Serum Ấn Độ sản xuất và vaccine bất hoạt Covaxin do Bharat Biotech sản xuất.
Ngày 5/1, Ấn Độ ghi nhận 58.097 ca mắc mới, gấp 2 lần số ca nhiễm trong 4 ngày trước đó, đưa tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên hơn 35 triệu ca.
Trung Quốc phê chuẩn thử nghiệm đầu tiên tiêm kết hợp vaccine
Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc đã phê chuẩn thử nghiệm tiêm kết hợp vaccine đầu tiên giữa vaccine "bất hoạt" của hãng dược Sinovac nước này với vaccine được sản xuất dựa trên ADN do hãng dược Inovio của Mỹ bào chế.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Công ty Advaccine Biopharmaceuticals Suzhou, đối tác thử nghiệm của hãng Inovio ở Trung Quốc đưa ra thông báo trên ngày 10/8.
Thử nghiệm này sẽ kiểm tra tính hiệu quả của việc kết hợp hai loại vaccine này trong phòng chống COVID-19, nhất là trong bối cảnh biến thể Delta lây lan nhanh đang làm gia tăng lo ngại về tính hiệu quả của các loại vaccine.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch công ty Advance Biopharmaceuticals Suzhou, Wang Bin cho biết các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy việc kết hợp hai loại vaccine khác nhau tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn và cân bằng hơn.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vẫn chưa có đủ dữ liệu để khẳng định việc tiêm kết hợp 2 loại vaccine khác nhau là an toàn và làm tăng khả năng miễn dịch. Công ty Inovio chưa công bố bất kỳ dữ liệu nào về tính hiệu quả từ các thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu. Đây là vaccine dựa trên DNA đầu tiên được thử nghiệm tại Trung Quốc.
Trung Quốc đang chống chọi với làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng nhất trong nhiều tháng qua do biến thể Delta gây ra. Cho đến nay, Trung Quốc chưa cấp phép sử dụng ở nước này bất kỳ vaccine nào sản xuất ở nước ngoài.
* Trong khi đó, Thái Lan vào cuối năm nay sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng 2 loại vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi mà nước này đang phát triển, sau khi các cuộc thử nghiệm ở chuột mang lại kết quả khả quan.
Phó phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan Ratchada Thanadirek ngày 11/8 cho biết hai loại vaccine này do Trung tâm công nghệ di truyền và công nghệ sinh học quốc gia bào chế. Sau khi tiến hành thử nghiệm ở chuột, giai đoạn đầu thử nghiệm ở người sẽ được bắt đầu vào cuối năm nay trong khi chờ cấp phép từ cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm. Các cuộc thử nghiệm cũng sẽ kiểm tra tính hiệu quả của các vaccine này trong phòng chống biến thể Delta, với giai đoạn hai dự kiến diễn ra vào tháng 3/2022 và đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt vào giữa năm 2022 nếu các thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tốt.
Hiện nhiều nước trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt mũi nhằm ngăn chặn và điều trị COVID-19, nhất là đường mũi được xác định là con đường chính xâm nhập vào cơ thể của virus SARS-CoV-2.
Cho đến nay, Thái Lan sử dụng vaccine của các hãng Sinovac, Sinopharm và AstraZeneca cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul ngày 11/8 cho biết 32,5 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech sẽ được vận chuyển tới nước này trong năm nay. Khoảng 6,8% trong tổng số hơn 66 triệu dân ở Thái Lan đã được tiêm phòng đầy đủ.
WHO kỳ vọng vào vaccine ngừa COVID-19 dạng uống và xịt mũi Ngày 9/11, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Soumya Swaminathan đã bày tỏ hy vọng về triển vọng phát triển các loại vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ hai, có thể bao gồm dạng xịt mũi và dạng uống. Một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phát triển vaccine COVID-19 dạng xịt mũi tại Đại học...