Nga đón làn sóng đầu tư mới từ Trung Quốc
“Vào thời điểm này, số công ty châu Âu đầu tư vào Nga có giảm, nhưng các công ty Trung Quốc thì đang ồ ạt tới”…
Ông Kirill Dmitriev, CEO của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga – RDIF (Ảnh: Bloomberg/Getty/CNBC)
Hàng loạt công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Nga, giúp nước này giảm bớt những tác động tiêu cực từ lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây – hãng tin CNBC dẫn lời Giám đốc điều hành (CEO) quỹ đầu tư quốc gia của Nga cho biết.
Phát biểu bên lề một hội nghị về phát triển kinh tế diễn ra tại Ai Cập vào cuối tuần vừa rồi, ông Kirill Dmitriev, CEO của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế giữa Moscow với Bắc Kinh.
“Chúng tôi có một chương trình đặc biệt trong đó chúng tôi cùng với các nhà đầu tư nước ngoài địa phương hóa sản phẩm của họ ở Nga. Thực lòng mà nói, đang có một làn sóng lớn đầu tư từ Trung Quốc”, ông Dmitriev nói.
“Vào thời điểm này, số công ty châu Âu đầu tư vào Nga có giảm, nhưng các công ty Trung Quốc thì đang ồ ạt tới. Chúng tôi tin rằng việc Nga tiếp tục hợp tác với Trung Quốc là quan trọng, nhưng Nga cũng cần có mối quan hệ chiến lược với châu Âu”, ông Dmitriev phát biểu.
Nga sáp nhập Crimea, một lãnh thổ trước đó thuộc về Ukraine, vào tháng 3 năm ngoái. Sau đó, Mỹ và châu Âu đã tung những đòn trừng phạt kinh tế mạnh tay lên Nga vì vấn đề Crimea và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Lệnh trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Nga. Cùng với giá dầu giảm, lệnh trừng phạt được dự báo sẽ khiến kinh tế Nga suy thoái trong năm nay. Trong bối cảnh này, Nga xích lại gần hơn Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, thể hiện qua một loạt thỏa thuận lớn về năng lượng và thương mại mà hai nước ký kết vào năm ngoái.
Video đang HOT
CEO Dmitriev nói, ông hy vọng lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga sẽ được nới lỏng trong năm nay, đồng thời nhấn mạnh châu Âu vẫn là thị trường quan trọng nhất của Nga. Tuy vậy, ông Dmitriev cũng nói thêm rằng, hiện ông làm việc chủ yếu với các nước Trung Đông như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và các nước châu Á như Trung Quốc.
RDIF là quỹ đầu tư quốc gia có quy mô 10 tỷ USD mà Chính phủ Nga thành lập để thực hiện các vụ đầu tư cổ phần chủ yếu tập trung trong nền kinh tế Nga. Quỹ này cho biết đã đưa hơn 15 tỷ USD vốn nước ngoài vào Nga thông qua các mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Hiện tại, chúng tôi chủ yếu tìm kiếm các nhà đầu tư đến từ châu Á và Trung Đông. Khoảng 90% trong số 15 tỷ USD mà chúng tôi đã huy động được là vốn từ châu Á và Trung Đông”, ông Dmitriev nói. “Nhưng chúng tôi cũng hy vọng sẽ được làm việc với các nhà đầu tư từ châu Âu, Mỹ và các nước khác một khi tình hình địa chính trị ổn định hơn”.
Theo Diệp Vũ
VNEconomy
Mình Trung Quốc có cứu nổi Nga?
Mặc dù Trung Quốc được lợi khi Nga và Mỹ xung khắc, nhưng nước này sẽ sử dụng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp để tránh gây bất hòa với phương Tây.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Bloomberg
Trung Quốc đang gia tăng hỗ trợ đối với các quốc gia đang trải qua khủng hoảng tài chính. Đây là một phần nỗ lực thuộc chiến dịch xây dựng hình ảnh "Trung Quốc thân thiện" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nếu coi chiến dịch hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc là một đoạn thừng, thì Nga là một nút thắt. Tuy nhiên sự giúp sức từ Trung Quốc có thể chỉ đạt mức gián tiếp và hạn chế, tạp chí Diplomat nhận xét.
Trung Quốc vay mượn và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên đã đem lại cho Nga nhiều lợi thế cạnh tranh kinh tế đáng kể. Dù nhu cầu năng lượng toàn cầu trượt xuống đáy thấp nhất kể từ năm 1992, hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc vẫn tăng trưởng cả về khối lượng và đơn giá. Song song theo đó là cam kết của Bắc Kinh với nhiều thỏa thuận dài hạn, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Tương tự, các ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý cung cấp 13,8 tỷ USD trị giá tín dụng và các khoản vay cho ngân hàng Nga. Đối với dự án đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh và Moscow trị giá 242 tỷ USD, Trung Quốc đã hào phóng nhận trách nhiệm huy động phần vốn lớn hơn.
Một mặt giúp đỡ, mặt khác Trung Quốc không ngừng tung hô các động thái trên. "Quan hệ hai nước như một cái cây được hai bên cùng vun trồng cẩn thận. Mùa thu đến cũng là lúc chúng ta thu hoạch quả ngọt", ông Tập nhấn mạnh trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Hội nghị thượng định hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương vào tháng 11 vừa qua.
Trung Quốc đã ký hai thỏa thuận khí thiên nhiên với Nga, có thể cung cấp tới 17% nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đến năm 2020.
Nhưng mặc dù Trung Quốc ra sức hỗ trợ Nga thông qua thương mại, tín dụng, chỉ mình mối quan hệ song phương này là không đủ để vực dậy nền kinh tế Nga.
Hiện nay, giá trị các khoản đầu tư từ Trung Quốc chỉ ở mức tí hon nếu đặt trong so sánh với dòng vốn FDI từ Liên minh châu Âu, chiếm tới 75% tổng đầu tư nước ngoài chảy vào Nga.
Gói tín dụng gần 14 tỷ USD từ ngân hàng Trung Quốc chưa đủ để thanh toán phần lẻ trong khoản nợ trị giá 265 USD tỷ dưới dạng nợ và trái phiếu sắp tới hạn của các công ty Nga.
Thêm vào đó, kể cả nếu Trung Quốc đủ sức chống lưng Nga về mặt tài chính trong thời kỳ khủng hoảng, nước này không thể đạt yêu cầu của Nga về mặt công nghệ năng lượng.
Nga cung cấp cho Trung Quốc gần 1/3 nguồn cung khí đốt toàn cầu và trữ lượng khí đốt phi truyền thống, nhiều hơn gấp 10 lần so với toàn bộ châu Âu. Nhưng muốn khai thác được năng lượng, Nga phải dựa dẫm vào công nghệ phương Tây.
Trung Quốc có rất nhiều tiền, nhưng lại thiếu công nghệ tiên tiến cần thiết để thâm nhập vào khu vực giàu tài nguyên nhưng hiểm trở, khó tiếp cận giữa Bắc Cực và Đông Siberia.
Tính tới nay, các cử chỉ thiện chí của Trung Quốc được thực hiện thông qua trung gian là cơ quan đại diện chính phủ và doanh nghiệp nhà nước. Chưa có gói cứu trợ đáng kể nào được công bố.
Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới thăm thành phố Astana, thủ đô Kazakhstan và cam kết viện trợ bổ sung. "Để giúp đối phó với kinh tế chậm tiến, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các gói tài chính để phát triển hợp tác", ông Lý Khắc Cường cho biết.
5 ngày sau, phía Nga đáp lại bằng giọng điệu khó đoán. "Hiện Nga không đàm phán với Trung Quốc về bất kỳ gói cứu trợ tài chính nào", người phát ngôn của Tổng thống Nga cho biết.
Trong khi Nga chưa chính thức ghi nhận lời chào mời đối tác từ Trung Quốc, sự hỗ trợ về mặt chính trị từ Trung Quốc dành cho Nga xoay quanh khủng hoảng Ukraine vẫn khiến nhiều người đặt câu hỏi.
Lập trường của Trung Quốc trong vấn đề có thể đã được tính toán, vì nước này không muốn làm mất lòng phương Tây. Có thể Trung Quốc sẽ tạo cầu nối giữa hai bên, thay vì đứng hẳn về phe Nga.
Trung Quốc có khả năng tung hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc tài trợ tài chính gián tiếp thông qua một thỏa thuận với Tổ chức hợp tác Thượng Hải, thành lập vào năm 2001 giữa Nga, Trung Quốc và các nước Xô Viết cũ khác.
Gói tài trợ có thể được chuyển qua Ngân hàng phát triển mới, còn được biết đến như Ngân hàng phát triển BRICS. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ né tránh đầu tư trực tiếp, yếu tố có thể gây xung đột trong quan hệ quốc tế.
Tóm lại, mặc dù Trung Quốc được lợi khi Nga và Mỹ xung khắc, nhưng nước này sẽ sử dụng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp để tránh gây bất hòa với phương Tây.
Theo NTD/Bizlive
Cơn lo sợ kinh tế Nga lao dốc trầm trọng Nga đã hạ lãi suất cơ bản và dự báo tăng trưởng cho thấy nước này đang lo ngại kinh tế lao dốc trầm trọng hơn là tỷ lệ lạm phát cao. Trong thông báo ngày 13/3, lãi suất cơ bản tại Nga giảm 1% xuống 14%. Dự báo tăng trưởng cũng bị hạ xuống -3,5 đến -4%, so với -3% hồi tháng...