Nga đối phó lá chắn tên lửa NATO ở châu Âu: Nói dễ, làm khó
Chủ định của Tổng thống Nga Vladimir Putin là đối phó thích hợp với việc NATO đưa vào sử dụng căn cứ phòng thủ tên lửa mới ở Romania nhưng không để bị khiêu khích nghe thì dễ nhưng làm thì rất khó.
Căn cứ phòng thủ tên lửa mới của NATO ở Romania. REUTERS
Sau khi NATO đưa vào sử dụng căn cứ phòng thủ tên lửa mới ở Romania, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ có biện pháp đối phó nhưng đồng thời không để bị lôi cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang mới. Mục tiêu này rất thực tế và hợp lý nhưng không dễ dàng có thể thực hiện.
Hệ thống phòng thủ tên lửa mới của NATO bao gồm 4 tàu chiến Mỹ bố trí ngoài khơi miền nam Tây Ban Nha, một căn cứ radar ở Thổ Nhĩ Kỳ, căn cứ mới ở Romania và một cơ sở tương tự sẽ được xây dựng trên lãnh thổ Ba Lan. Lo ngại của Nga về an ninh hoàn toàn có cơ sở khi mục đích của hệ thống này là đối phó tên lửa Iran nhưng đến nay thì quan hệ của phương Tây với Iran đang thay đổi cơ bản. Trong khi đó, hệ thống của NATO không chỉ có khả năng phòng thủ mà cả tấn công và lại được triển khai rất gần Nga.
Video đang HOT
Trong thực chất, NATO tăng cường vũ trang ở châu Âu và làm thay đổi cân bằng chiến lược với Nga. Nó gợi liên tưởng đến thời thập niên 1980 khi phương Tây phát động và đẩy mạnh chạy đua vũ trang để buộc Liên Xô chạy theo và gặp nguy cơ khánh kiệt.
Vì thế, chủ định của Tổng thống Putin là đối phó thích hợp nhưng không để bị khiêu khích nghe thì dễ nhưng làm thì rất khó. Moscow không thể không tính toán lại toàn bộ việc bố trí chiến lược, tăng cường ngân sách quốc phòng và quân sự, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vũ khí mới, đặc biệt về tên lửa chiến lược và sách lược, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Như thế đâu có khác gì tăng cường vũ trang.
La Phù
Theo Thanhnien
Putin: Nga sẽ tính cách đối phó mối đe dọa tên lửa NATO
Tổng thống Nga cảnh báo nước này sẽ cân nhắc các biện pháp "chấm dứt mối đe doạ" từ hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu, nhưng Moscow sẽ không tham gia cuộc chạy đua vũ trang mới.
Tên lửa Tomahawk được phóng từ tàu khu trục Mỹ USS Farragut. Ảnh: USNavy
"Bây giờ, khi những thiết bị phòng thủ tên lửa được lắp đặt, chúng tôi sẽ buộc phải cân nhắc chấm dứt những mối đe doạ mới nổi lên đối với an ninh Nga", AFP dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin hôm nay nói với các quan chức quốc phòng trong bài phát biểu được phát trên truyền hình.
Ông Putin tuyên bố sau khi hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Romania hôm qua bắt đầu đi vào hoạt động. Hệ thống này nhằm bảo vệ các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước những mối đe doạ từ các quốc gia "dối trá".
Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania là một phần lá chắn tên lửa quy mô lớn hơn của NATO, trong đó sẽ bao gồm hệ thống ở Ba Lan. Việc lắp đặt hệ thống ở đây dự kiến bắt đầu hôm nay.
Đề cập đến việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên các tàu chiến ở Địa Trung Hải, ông Putin nói: "Tất cả những điều này là các bước đi nhằm làm bất ổn hệ thống an ninh quốc tế và là sự khởi đầu của cuộc chạy đua vũ trang".
Tổng thống Nga khẳng định nước này sẽ tìm cách duy trì cân bằng chiến lược, đồng thời sẽ không cho phép nước này bị hút vào cuộc chạy đua vũ trang mới. "Chúng tôi sẽ không tham gia cuộc chạy đua này, chúng tôi sẽ đi con đường riêng của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm việc rất cẩn thận", ông nói.
Trọng Giáp
Theo VNE
Vì sao Nga lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ? Hê thông phòng thủ tên lửa Aegis tại Romania sử dụng dàn phóng Mark-41 có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk và radar tâm xa SPY-1D có thê theo dõi các hoạt đông trong không phân Nga. Tau khu truc My băn thư tên lưa SM-3. CƠ QUAN PHONG THU TÊN LƯA MY Hải quân và Cơ quan phòng thủ tên...