Nga “đoạn tuyệt” với thiết bị quân sự nhập từ Ukraine
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã hoàn tất việc thay thế các sản phẩm quân sự nhập từ Ukraine và hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất.
Trực thăng Ka-52 được lắp ráp tại Nga (Ảnh: RT)
“Nghi vấn về sự phụ thuộc của Nga vào các sản phẩm do Ukraine cung cấp đã chấm dứt và sẽ chấm dứt mãi mãi”, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov tuyên bố.
Theo ông Borisov, Nga đã triển khai các chương trình thay thế các sản phẩm từng do Ukraine sản xuất và được Moscow nhập về trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Các sản phẩm này bao gồm các động cơ dành cho trực thăng của Nga, trước đây do công ty Motor Sich của Ukraine sản xuất, ngoài ra còn có các tua-bin dành cho động cơ tàu hải quân. Những sản phẩm này bây giờ sẽ do các công ty NPO Saturn và ODK Klimov của Nga sản xuất.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho biết trước năm 2014, các công ty Ukraine đã cung cấp nhiều linh kiện điện tử cho các vũ khí do Nga sản xuất, tuy nhiên những hoạt động chuyển giao này không quan trọng vì hầu hết các đều là các sản phẩm từ thời Liên Xô.
“Chúng tôi đã hoàn tất việc thử nghiệm và cấp chứng nhận cho các trang thiết bị và từ thời khắc này, chúng tôi sẽ cung cấp các động cơ do Nga sản xuất cho các nhà sản xuất quốc phòng của chúng tôi”, ông Borisov nói.
Video đang HOT
Ông Borisov được bổ nhiệm làm thứ trưởng quốc phòng phụ trách ngành công nghiệp quân sự của Nga từ tháng 5 năm nay, thay thế ông Dmitry Rogozin – người đã giữ vị trí này từ năm 2011.
Trước đó, trong báo cáo gửi Quốc hội vào giữa năm 2015, ông Rogozin từng cam kết rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Nga năm 2018 sẽ hoàn toàn không còn phụ thuộc vào các sản phẩm do Ukraine sản xuất. Ngoài ra, Nga cũng giảm đáng kể việc nhập khẩu các trang thiết bị từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Theo ông Rogozin, mặc dù các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng có tác động tiêu cực nhất định tới hoạt động sản xuất vũ khí của Nga, song các đơn hàng xuất khẩu vũ khí vẫn lớn và Nga tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong các giao dịch mua bán vũ khí toàn cầu.
Thành Đạt
Theo Dantri/ RT
Ukraine bán động cơ cho Trung Quốc để tồn tại
Tờ Kyiv Post dẫn tuyên bố của nghị sĩ Ukraine rằng, việc nước này bán động cơ máy bay cho Trung Quốc không gì khác là để tồn tại.
Tuyên bố trên được hàng loạt nghị sĩ Ukraine đưa ra nhằm đáp trả cáo buộc của Mỹ rằng Kiev đã phản bội Mỹ khi bán động cơ máy bay cho Trung Quốc. Nghị sĩ Oleg Lyashko viết trên trang Facebook cua minh rằng: "Nếu Mỹ không muốn chúng tôi bán đông cơ may bay chiến đấu cho Trung Quốc, hãy để chính họ mua chung!
Chúng tôi bị cấm bán động cơ cho người Trung Quốc, và chinh Mỹ lại không mua các loại động cơ này. Cuối cùng, công ty Motor Sich sẽ phải lưa chon - phá sản doanh nghiệp và hàng ngàn người Ukraine có trình độ cao nhưng thất nghiệp".
Động cơ của Motor Sich luôn khiến Trung Quốc thèm muốn.
Cùng vối tuyên bố phản hồi cáo buộc từ phía Mỹ, Ukraine cũng cho rằng chính Nga đứng đằng sau mọi chuyện và đây là sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía Moscow.
Đại diện của Motor Sich tuyên bố: "Chỉ kẻ mù mới không nhìn thấy những âm mưu đằng sau sự vận động hành lang vì lợi ích của các nhà sản xuất Nga..... Những phương pháp này đều cho thấy có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh".
Sau khi xảy ra một loạt sự kiện năm 2014, nhà sản xuất Motor Sich đã mất thị trường truyền thống của mình tại Nga, và lưu ý rằng trong trường hợp hợp đồng cung cấp động cơ AI-222 với Trung Quốc bị dừng thì Bắc Kinh sẽ mua động cơ tương tự của Nga.
Hàng loạt lời chỉ trích lần nhau được đưa ra sau khi tờ The Washington Times đăng tải bài viết cho rằng, Ukraine bán cho Trung Quốc các động cơ dành cho máy bay chiến đấu, động thái này mâu thuẫn với lợi ích của Mỹ.
Theo dữ liệu của báo Mỹ, Công ty Ukraine Motor Sich đã cung cấp 20 động cơ dành cho 12 máy bay huấn luyện chiến đấu JL-10 của Trung Quốc. Tổng giá thành hợp đồng là 380 triệu USD dự trù cung cấp 250 động cơ máy bay.
Chuyên gia về Trung Quốc, cựu cố vấn của Ủy ban Thượng viện Mỹ về Quan hệ Quốc tế William Triplett bình luận về thông tin này đã lưu ý rằng bằng cách như vậy Kiev đang giúp Bắc Kinh giải quyết vấn đề với khâu sản xuất động cơ cho phản lực.
"Trên thực tế, Ukraine đang lấy tiền của người dân Mỹ đóng thuế và đồng thời giáng đòn sau lưng vào Hải quân Hoa Kỳ", chuyên gia Triplett nhận định. Tuyên bố của Mỹ được coi là động thái nhằm ngăn chặn những thương vụ cung cấp động cơ máy bay tiếp theo giữa Ukraine với Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, Trung Quốc đã hưởng lợi quá đủ bởi sản phẩm và công nghệ Kiev cung cấp cho Bắc Kinh không chỉ là động cơ máy bay. Và chính từ những nguyên mẫu và công nghệ được Ukraine cung cấp, Trung Quốc đã tạo ra những vũ khí đang khiến chính Mỹ phải e ngại.
Hòa Bình
Theo Trí thức trẻ
Nga muốn bán khinh hạm tên lửa tân tiến cho Việt Nam Phó thủ tướng Nga Yuri Borisov tuyên bố nước này có thể xuất khẩu khinh hạm lớp Karakurt, được trang bị tên lửa hành trình Kalibr, cho Việt Nam và những quốc gia khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hải quân Nga đã đặt mua tổng cộng 18 khinh hạm tên lửa lớp Karakurt Phát biểu với giới phóng viên ngày...