Nga dọa trả đũa sau vụ Mỹ bắn rơi máy bay quân sự Syria
Moscow hôm nay 19/6 cảnh báo, bất cứ máy bay nào của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu bị phát hiện ở vùng phía tây sông Euraphates (Syria) sẽ trở thành mục tiêu của hệ thống phòng không Nga.
Máy bay Syria bị bắn rơi. (Ảnh: Getty)
Máy bay F/A-18E Super Hornet của Không quân Mỹ ngày 18/6 đã bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-22 của quân đội Syria ở thành phố Raqqa. Lầu Năm Góc nói rằng, đây là hành động “tự vệ” do máy bay của quân đội Syria đã dội bom và vị trí của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) – một lực lượng do Mỹ hậu thuẫn.
Nga đã lập tức lên tiếng chỉ trích động thái này của Mỹ và cảnh báo đáp trả. Trong thông cáo phát đi hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo: “Trong khu vực hoạt động của phi đội Không quân Nga trên bầu trời Syria, bất cứ vật thể bay nào, bao gồm máy bay, thiết bị không người lái của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu, nếu bị phát hiện ở phía tây sông Euphrates, sẽ bị lực lượng phòng không và bộ binh Nga theo dõi và coi đó là mục tiêu”.
Thông cáo cũng cho biết, Nga chính thức ngừng hợp tác với các đối tác Mỹ trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ về ngăn chặn tai nạn, đảm bảo an toàn hàng không ở Syria. Bộ này cũng yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện việc Mỹ bắn rơi máy bay quân sự Syria.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền của Syria. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thì gọi đây là vụ việc “leo thang căng thẳng nguy hiểm”, “một hành động gây hấn” của Mỹ.
Video đang HOT
Minh Phương
Theo RT
Hàng loạt máy bay chiến đấu Mỹ hạ cánh khẩn cấp tại Nhật Bản
Hàng loạt máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ, gồm Osprey và F/A-18, đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống các căn cứ quân sự tại Nhật Bản trong cùng một ngày, thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết ngày 8/6.
Máy bay F/A-18E Super Hornet của Mỹ (Ảnh: Sputnik)
Kyodo dẫn thông báo của cơ quan quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản tại Okinawa cho biết, máy bay quân sự Osprey, vốn đồn trú tại căn cứ không quân Futenma, đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay của Mỹ trên đảo Ie của Nhật Bản vào đêm 6/6 sau khi đèn cảnh báo trong buồng lái của phi công bất ngờ bật sáng.
Quân đội Mỹ nói rằng việc hạ cánh này là một biện pháp phòng ngừa sự cố và chiếc Osprey đã rời khỏi sân bay trên đảo Ie vào lúc 2 giờ chiều ngày 7/6 để quay trở về căn cứ không quân Futenma.
Cũng trong ngày 6/6, 3 máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ buộc phải hạ cánh xuống căn cứ Matsushima của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại tỉnh Miyagi vào lúc 1h45 chiều theo giờ địa phương sau khi một trong số các máy bay này bị phát hiện gặp trục trặc về động cơ.
Vào thời điểm xảy ra sự cố, 3 chiếc F/A-18 trên đang trong hành trình bay từ Alaska tới căn cứ không quân Iwakuni của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở phía tây Nhật Bản.
Người dân Nhật Bản lo ngại
Các máy bay F/18 của Không quân Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản (Ảnh: Reuters)
Giới chức Nhật Bản bày tỏ sự lo ngại về việc các máy bay chiến đấu Mỹ đồng loạt hạ cánh khẩn cấp trong cùng một ngày xuống địa phận nước này. Trong khi đó, Lầu Năm Góc hiện chưa đưa ra bình luận chính thức nào về các vụ việc trên.
"Thật sự đáng lo ngại khi chúng tôi chứng kiến các vụ máy bay hạ cánh cùng một lúc", lãnh đạo văn phòng thư ký của Thị trưởng tỉnh Okinawa Kiichiro Jahana cho biết.
Theo Sputnik, công chúng Nhật Bản không hài lòng với sự hiện diện thường xuyên của các lực lượng và máy bay chiến đấu Mỹ tại nhiều khu vực trên khắp nước này. Họ tỏ ra lo ngại về sự an toàn của các máy bay Mỹ sau một loạt vụ tai nạn từng xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản, cùng với đó là nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động mà Không quân Mỹ triển khai tại Nhật Bản.
Giới chức Nhật Bản gần đây bắt đầu cho triển khai xây dựng một công trình ngoài khơi để di dời căn cứ Không quân Futenma của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Mục đích của việc làm này là chuyển căn cứ trên từ khu vực đông dân cư Ginowan tới khu vực Nago thuộc bờ biển Henoko - một nơi vắng vẻ hơn ở phía đông Okinawa.
Nhiều người dân Nhật Bản, trong đó có tỉnh trưởng tỉnh Okinawa Takeshi Onaga, đã phản đối sự hiện diện đông đảo của quân đội Mỹ tại khu vực này, thậm chí còn yêu cầu đóng cửa căn cứ Futenma chứ không chỉ đơn thuần là di dời.
Nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra ở Okinawa và các nơi khác tại Nhật Bản nhằm yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi nước này. Thay vào đó, người dân mong muốn quân đội triển khai số lượng lớn binh lính Nhật Bản, thay thế lực lượng Mỹ tại đây.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Triều Tiên trục xuất đại sứ Malaysia để trả đũa Triều Tiên hôm nay đã yêu cầu Đại sứ Malaysia phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày 5/3, đáp trả việc Malaysia trục xuất đại sứ nước này liên quan đến những căng thẳng do cuộc điều tra cái chết của một công dân Triều Tiên. Đại sứ Malaysia tại Bình Nhưỡng Mohamad Nizan...