Nga dọa đáp trả nếu Mỹ đưa vũ khí đến gần biên giới
Moscow tuyên bố nếu Mỹ đặt vũ khí hạng nặng tại các nước NATO gần biên giới Nga, thì Moscow sẽ đáp trả bằng cách tăng cường lực lượng của mình.
Nhân viên trên tàu USS Viksburg tham gia cuộc tập trận chống ngầm của NATO ngoài khơi Na Uy hồi tháng 5. Ảnh: Reuters
“Nếu thiết bị quân sự hạng nặng của Mỹ, bao gồm xe tăng, pháo và thiết bị khác thực sự xuất hiện ở các nước Đông Âu và vùng Baltic, đó sẽ là bước đi quyết liệt nhất của Lầu Năm Góc và NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh”, quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Yuri Yakubov nói.
“Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài tăng cường lực lượng và nguồn lực tại biên giới phía tây chiến lược”, Interfax dẫn lời ông nói.
Ông cho biết phản ứng của Nga có thể gồm đẩy nhanh tiến độ triển khai các tên lửa Iskander đến Kaliningrad, phần lãnh thổ tách biệt của Nga giáp với Ba Lan và Lithuania, đồng thời tăng cường lực lượng tại quốc gia từng thuộc Liên Xô, Belarus.
“Chúng tôi hoàn toàn có thể thực hiện các bước đáp trả để củng cố sức mạnh tại biên giới phía tây”, Yakubov nói.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc hôm qua cho biết quân đội Mỹ đang trong quá trình quyết định nơi đặt số thiết bị quân sự tương đương một tiểu đoàn ở đông Âu. Quyết định này là một phần trong nỗ lực lâu dài để duy trì trang thiết bị cho một lữ đoàn trong khu vực, tạo điều kiện cho Mỹ huấn luyện luân phiên với các đồng minh NATO.
Mỹ đang cân nhắc việc đặt số thiết bị đủ cho 150 binh sĩ tại mỗi quốc gia Baltic, gồm Lithuania, Latvia và Estonia, sát biên giới Nga. Thiết bị đủ cho khoảng 750 binh sĩ cũng sẽ được đặt tại Ba Lan, Romania, Bulgaria và có thể là Hungary. Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy của quân đội Mỹ tại châu Âu, cho biết các thiết bị có thể gồm xe tăng 160 M-1 cùng xe chiến đấu M-2 Bradley và pháo tự hành.
Với dự định này, nếu biên giới phía đông của NATO bị tấn công, Mỹ có thể nhanh chóng điều lính và thiết bị đến thay vì mất vài tuần hoặc vài tháng vận chuyển bằng đường bộ.
Phương Vũ
Theo VNE
Hòa bình tại Đông Ukraine chưa thể hạ nhiệt được quan hệ Nga-NATO
Những cuộc triển khai quân, vũ khí cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới Nga trong thời gian qua khiến Nga phải lên tiếng.
Hàng loạt dấu hiệu tích cực tại khu vực miền đông Ukraine khi các bên đều tuyên bố rút vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến. Các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn đạt được tháng trước cũng đang từng bước được thực hiện.
Tuy nhiên, những diễn biến này cũng không thể giảm nhiệt những mâu thuẫn gia tăng gần đây giữa Nga và NATO, vốn được cho là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine, với hàng loạt hành động quân sự được tăng cường tại biển Đen.
Xe tăng Mỹ được triển khai tại thủ đô Riga, Latvia - một trong 3 nước Baltic
Tổng thống Ukraine Poroshenko ngày 9/3 cho biết, chính phủ đã rút hầu hết vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến và xác nhận lực lượng đối lập cũng đang có động thái tương tự.
Ngoại trưởng Đức Walter Steinmeier cũng cho biết, bạo lực đã giảm đáng kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn được nhất trí vào tháng trước: "Thỏa thuận Minsk 2 đã gần được 1 tháng. Mặc dù không phải mọi điều khoản đều được thực hiện nhưng tôi có thể nói rằng nó đang được thực hiện dần. Bạo lực đã giảm rõ rệt. Sau những khó khăn ban đầu, hiện chúng ta có thể thấy lệnh ngừng bắn đang được thực hiện".
Tuy nhiên, những diễn biến này hoàn toàn không làm hạ nhiệt được căng thẳng gần đây trong mối quan hệ giữa Nga và NATO- vốn được cho là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo truyền thông Nga, một đội tàu chiến của NATO đã tới thành phố cảng Varna của Bungary để tham gia cuộc tập trận chung trên Biển Đen. Cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của nhiều lực lượng NATO với các đồng minh trong khu vực nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng của hải quân các nước.
Đây là đợt diễn tập theo kế hoạch của NATO bất chấp sự phản đối của Nga. Mỹ ngày 9/3 cũng chuyển hơn 100 đơn vị khí tài quân sự tới các quốc gia Baltic nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các nước thành viên NATO trong bối cảnh căng thẳng với Nga.
Phát biểu khi giám sát hoạt động chuyển giao trang thiết bị quân sự tại cảng Riga của Latvia, thiếu tướng Mỹ John R. O'Connor nhấn mạnh, đây là một hành động thể hiện sự hợp tác của các nước trong bối cảnh căng thẳng với Nga: "Kế hoạch này thể hiện cam kết của chúng tôi đối với an ninh tập thể. Chúng tôi có thể cung cấp sức mạnh chiến đấu cho các đồng minh bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cần thiết. Thông điệp của chúng tôi tới người dân Latvia đó là, Mỹ và các đối tác có thể cung cấp sự hỗ trợ kịp khi cần thiết từ trên không, trên bộ và trên biển".
Những cuộc triển khai quân, vũ khí rầm rộ cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới Nga trong thời gian qua khiến Nga không thể ngồi yên. Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/3 cáo buộc cuộc tập trận của NATO trên Biển Đen là hành động khiêu khích và đáng báo động.
Các lực lượng vũ trang Nga cũng đang tiến hành hàng loạt cuộc tập quy mô lớn trên nhiều vùng lãnh thổ Liên bang, trong đó có bán đảo Crimea. Hơn 2.000 binh sĩ và 500 đơn vị vũ khí đã được huy động vào cuộc tập trận kéo dài hơn 1 tháng. Đáng chú ý, binh sĩ và khí tài quân sự thuộc các căn cứ của Nga ở Acmenia, Abkhazia and Nam Ossetia và đặc biệt là ở bán đảo Crimea cũng tham gia vào cuộc tập trận này.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh, sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. NATO quyết định ngừng các chương trình hợp tác quân sự và dân sự với Nga, đồng thời lên kế hoạch tăng cường hệ thống phòng thủ. Nga cũng cảnh báo sẽ cắt đứt quan hệ hoàn toàn với NATO nếu Ukraine gia nhập khối quân sự này.
Những diễn biến tích cực tại miền đông Ukraine gần đây cũng không thể hạ nhiệt được những căng thẳng này, khiến giới chức Nga cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ là một "cái cớ" để thực hiện các mục tiêu của NATO, trong đó có Mỹ. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho rằng, các nước NATO đang muốn tận dụng tình hình ở Đông - Nam Ukraine như một cái cớ để di chuyển quân đến gần biên giới Nga.
Phó giám đốc Viện Nghiên cứu những vấn đề Mỹ và Canada tại Nga, Thiếu tướng Pavel Zolotaryov cho rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra, Nhà Trắng đang theo đuổi một số mục tiêu, như củng cố sức mạnh cho lực lượng chính trị Ukraine với hy vọng sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tại châu Âu.
Thông qua cơ chế của NATO, trong đó có các cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đen, Mỹ cũng có kế hoạch buộc những nước thành viên NATO phải tăng chi tiêu nhiều hơn cho hệ thống phòng thủ chung cũng như đẩy mạnh chiến lược, theo quan điểm của Mỹ là "tách" Ukraine ra khỏi Nga./.
Theo Phạm Hà/VOV- Trung tâm Tin/tổng hợp
Lầu Năm Góc "sẵn sàng đưa vũ khí hạng nặng đến Đông Âu" Lầu Năm Góc vừa đề xuất cung cấp vũ khí hạng nặng cho binh lính Mỹ đóng tại các nước Baltic và Đông Âu. Đây là động thái mới nhất của Washington nhằm củng cố lực lượng tại khu vực và thể hiện quyết tâm phòng vệ lợi ích của các nước thành viên NATO. Binh sĩ Mỹ đóng tại Latvia diễn tập...