Nga đổ lỗi cho Mỹ sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga cho rằng vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên vào sáng nay là hậu quả của những hành động khiêu khích của Mỹ và các đồng minh thời gian qua.
Một phụ nữ tại Tokyo theo dõi bản tin về vụ phóng tên lửa Triều Tiên trên truyền hình Nhật Bản (Ảnh: Reuters)
“Thực tế cho thấy trong suốt 2 tháng qua Triều Tiên đã thể hiện sự kiềm chế và không có bất kỳ hành động khiêu khích nào với cộng đồng quốc tế. Bình Nhưỡng dường như cũng mong đợi động thái kiềm chế tương tự từ phương Tây, cả trong các tuyên bố lẫn hành động”, RT dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev nói ngày 29/11.
Tuy nhiên, theo Thượng nghị sĩ Kosachev, Mỹ và các đồng minh, đã “không tỏ ra hứng thú với bối cảnh hòa bình đó”, buộc Triều Tiên phải phóng thử tên lửa. Vụ phóng sáng nay là vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên sau hơn 2 tháng và là vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên sau hơn 4 tháng của Triều Tiên.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga cho rằng quyết định phóng tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng là để nhắc nhở Mỹ về sự hiện diện của một lực lượng đáng gờm sau khoảng thời gian “án binh bất động” ngắn ngủi, đồng thời để chứng minh rằng sự kiên nhẫn của Triều Tiên đã hết.
Video đang HOT
Theo Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng và An ninh Thượng viện Nga Frants Klintsevich, mục đích duy nhất của vụ phóng tên lửa Triều Tiên vào sáng nay là nhằm kiểm tra phản ứng của Mỹ.
“Tôi không biết nguyên nhân sâu xa của vụ thử này là gì. Nhưng tôi không loại trừ khả năng đây là vụ phóng thử để xem xét phản ứng của phía đối lập (với Triều Tiên)”, ông Klintsevich nói, ngụ ý tới Mỹ.
Ông Klintsevich hy vọng Mỹ “sẽ đủ khôn ngoan để kiềm chế bất kỳ động thái đáp trả” nào sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, đồng thời cho biết lập trường của Nga là luôn phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây căng thẳng cho tình hình an ninh quốc tế, “bất kể nỗ lực đó xuất phát từ đâu”.
Trước đó, Hội đồng tham mưu trưởng Hàn Quốc cho biết một tên lửa đã được phóng đi từ phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào khoảng 3h17 sáng nay và rơi ở vùng biển ngay sát Nhật Bản. Tên lửa này được cho là đã bay xa 960km và bay cao 4.500km. Đây được cho là vụ phóng tên lửa bay cao nhất và có thời gian bay lâu nhất của Triều Tiên từ trước đến nay.
Thành Đạt
Theo RT
Tổng thống Trump: Vũ khí của Mỹ sẽ giúp Nhật bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, sau khi hoàn tất thương vụ mua thiết bị quân sự từ Mỹ, Nhật Bản có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên bay qua lãnh thổ của nước này, theo Straits Times.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: EPA)
Straits Times cho biết, tại cuộc họp báo hôm nay 6/11 với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Nhật Bản "sắp mua một lượng lớn trang thiết bị quân sự" từ Mỹ. Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh, Nhật Bản có thể "bắn hạ tên lửa Triều Tiên trên không trung" sau khi hoàn tất thương vụ này.
Tổng thống Trump cho rằng, thương vụ trên vừa giúp tạo việc làm cho người Mỹ vừa mang lại "an toàn cho Nhật Bản".
Về phần mình, Thủ tướng Abe cho biết, ông đang cân nhắc thương vụ như vậy và rằng Nhật Bản phải tăng cường năng lực quốc phòng cả về lượng và chất trong bối cảnh mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng tăng.
"Phòng thủ tên lửa là vấn đề dựa trên sự hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ. Nếu cần thiết phải bắn hạ tên lửa, tất nhiên chúng tôi sẽ bắn hạ", Thủ tướng Abe nói.
Hiện chưa rõ trong chuyến thăm của Tổng thống Trump, Mỹ và Nhật Bản có ký kết thương vụ mua bán vũ khí hay không. Hồi tháng 9, Tổng thống Trump từng bình luận trên Twitter rằng, ông sẵn sàng ủng hộ bán trang thiết bị quân sự tối tân cho Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tổng thống Trump đang có chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản. Tại đây, ông và Thủ tướng Abe đã nhất trí gây sức ép tối đa nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa gây tranh cãi.
Hồi cuối tháng 8 và giữa tháng 9, Triều Tiên hai lần phóng tên lửa qua vùng biển quanh đảo Hokkaido của Nhật Bản. Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản quyết định không bắn hạ tên lửa này vì cho rằng tên lửa không gây ra mối đe dọa. Tuy nhiên, sự việc cũng làm dấy lên những hoài nghi về khả năng đánh chặn tên lửa của Nhật Bản.
Minh Phương
Theo Straits Times
Chuyên gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc "vũ khí hóa" Triều Tiên Một chuyên gia Mỹ nhận định Trung Quốc đã và đang cung cấp thiết bị và công nghệ quân sự quan trọng nhằm giúp Bình Nhưỡng phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và "vũ khí hóa" quốc gia này, Yonhap đưa tin. Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên năm 2006 (Ảnh: KCNA) Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business ngày...