Nga định thời gian đóng siêu hạm mang 48 tên lửa Zircon
Khu trục hạm Dự án 22350M – bản nâng cấp của khinh hạm Đô đốc Gorshkov – Dự án 22350 sẽ có sức mạnh vượt trội so với “người tiền nhiệm”.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov – Dự án 22350 là chiến hạm mạnh nhất được đóng mới cho Hải quân Nga trong thời gian gần đây. Mặc dù được xem là sự kế thừa của khinh hạm săn ngầm lớp Krivak nhưng khác với người tiền nhiệm, lớp tàu chiến này có thể thực hiện tốt mọi chức năng gồm tấn công tầm xa và chống ngầm.
Tàu có chiều dài 135 m; chiều rộng 16,4 m, mớn nước 4,5 m. Hệ thống động lực kết hợp với 2 động cơ turbine khí M90 công suất 27.500 mã lực và 2 động cơ diesel công suất 5.200 mã lực cho tốc độ 29,5 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300 km khi chạy với tốc độ kinh tế 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày; thủy thủ đoàn 180 – 210 người.
Hệ thống điện tử của tàu bao gồm radar tìm kiếm trên không Furke 4; radar tìm kiếm bề mặt 34K1 Monolit; radar hỏa lực 5P-10 Puma dùng để điều khiển khẩu pháo A-192; hệ thống sonar Zarya M đi kèm với sonar kéo Vinyetka.
Vũ khí mà Đô đốc Gorshkov mang theo rất “khủng” so với kích thước, bao gồm 1 pháo A-192M 130 mm; 16 ống phóng thẳng đứng UKSK tương thích tên lửa Kalibr; 32 bệ VLS khác chứa tên lửa phòng không 9M96/9M100; 2 tổ hợp tên lửa-pháo cao tốc Palash; ngư lôi chống ngầm 330 mm và 2 súng máy hạng nặng 14,5 mm.
Video đang HOT
Khinh hạm Đô đốc Gorshkov – Dự án 22350 của Hải quân Nga
Tuy rằng sức mạnh của khinh hạm Đô đốc Gorshkov – Dự án 22350 là cực kỳ đáng gờm nhưng tham vọng của người Nga chưa dừng lại ở đây, họ còn muốn cho ra đời bản nâng cấp là khu trục hạm Dự án 22350M có kích thước và sức mạnh vượt trội.
Thông tin sơ bộ cho biết chiến hạm Dự án 22350M sẽ có lượng giãn nước nằm trong khoảng 7.000 – 8.000 tấn, do kích thước lớn hơn mà nó sẽ mang được số tên lửa hành trình Kalibr nhiều gấp 3 lần so với Dự án 22350, tức là 48 quả.
Nhưng mới đây truyền thông Nga đã đăng tải thông tin cho biết trước tiến triển nhanh chóng của quá trình hoàn thiện tên lửa chống hạm siêu thanh 3M22 Zircon mà khu trục hạm Dự án 22350M sẽ được tích hợp ngay lập tức thứ vũ khí đáng sợ này.
Đồ họa khu trục hạm Dự án 22350M của Hải quân Nga
Vấn đề được quan tâm tiếp theo đó là liệu bao giờ siêu hạm trên của Nga sẽ chính thức được khởi công đóng mới và thời gian hoàn thành trong bao lâu, liệu có kéo dài tới hơn 10 năm như chiếc Đô đốc Gorshkov hay không?
Nhằm giải đáp thắc mắc, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, Giám đốc Tập đoàn đóng tàu thống nhất, ông Alexei Rakhmanov cho biết họ đang khẩn trương hoàn thành thiết kế hoàn chỉnh của khu trục hạm Dự án 22350M sau khi xong thiết kế sơ bộ vào giữa năm 2019.
Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, phiên bản phóng to của khinh hạm Gorshkov sẽ hoàn thành thiết kế vào năm 2022 và sau đó có thể được đóng mới, thời gian thi công ước chừng kéo dài trong 4 – 5 năm.
Theo Tùng Dương/Báo Đất Việt
Xuất hiện tên lửa mới có thể chọc thủng rồng lửa khét tiếng S-400 của Nga
Tên lửa Precision Strike Missile (PrSM) lớp "đất đối không" do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo dành cho Không quân và Hải quân Mỹ dường như "đủ khả năng" vượt qua hệ thống phòng không của Nga. Tờ Breaking Defense dẫn tuyên bố như vậy của tướng Mỹ John Rafferty.
Tên lửa Precision Strike Missile (PrSM) được cho là có thể chọc thủng phòng không Nga.
Theo lời ông Rafferty, trong kịch bản thực chiến tiềm năng ở châu Âu, tên lửa Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga. Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc.
Nhà quân sự Mỹ nhấn mạnh rằng việc phát triển vũ khí mới như vậy đang được xúc tiến nhằm mục đích thay thế cho hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS. Tên lửa mới có kích thước nhỏ hơn so với tiền bối. Đặc điểm này cho phép bố trí số lượng đạn lớn hơn tại các trạm tên lửa.
Thử nghiệm tên lửa Precision Strike Missile
Ấn phẩm thông báo rằng cuộc thử nghiệm PrSM đã diễn ra thành công trên thao trường "White Sands" ở New Mexico vào ngày 10/12. Tên lửa vượt qua khoảng 240 km và bắn trúng tất cả các mục tiêu.
Đáng chú ý là tên lửa Precision Strike Missile có thể đuợc đưa vào hệ trang bị khoảng năm 2023. Sau hai năm có kế hoạch đổi mới, tên lửa sẽ sở hữu chức năng theo dõi và tiêu diệt cả những mục tiêu di động tùy thuộc vào mức phát sóng vô tuyến của các đối tượng này.
Dù PrSM được đánh giá rất cao nhưng việc tên lửa này có thể vượt qua được phòng thủ Nga với những tổ hợp S-400 lại là chuyện khác bởi trong lần khai hỏa đầu tiên (đầu tháng 12/2019) kể từ khi triển khai tại Syria, hệ thống S-400 được cho là đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Jericho Israel từ khoảng cận tối đa (gần 400km).
Theo danviet.vn
Nga có thể trang bị tên lửa Sarmat cho các đơn vị tác chiến siêu thanh Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Thượng tướng Sergei Karakaev cho biết tên lửa đạo đạo liên lục địa Sarmat của nước này sẽ có thể được mang trên các đơn vị tác chiến siêu thanh. Tên lửa đạo đạo liên lục địa hạng nặng Sarmat. (Nguồn: The National Interest) Theo Sputniknews, ngày 15/12, Tư lệnh Lực lượng tên...