Nga điều 140 tàu quân sự, 10.000 lính tập trận khắp các đại dương
Nga thông báo huy động 140 tàu quân sự các loại, 60 máy bay, 1.000 thiết bị cơ giới khác và 10.000 binh sĩ tham gia các cuộc tập trận tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải.
AFP ngày 20/1 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải trong tháng 1 và tháng 2/2022, bất chấp căng thẳng leo thang với phương Tây.
Tàu chiến Nga tham gia một cuộc duyệt binh trên biển. Ảnh: TASS
Các cuộc tập trận sẽ có sự góp mặt của 10.000 binh sĩ cùng 140 tàu chiến, tàu hỗ trợ; hơn 60 máy bay quân sự; 1.000 thiết bị cơ giới các loại. Đây được đánh giá là lượng khí tài lớn nhất mà Nga huy động tham gia một cuộc tập trận hải quân trong vài năm gần đây.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết mục tiêu chính của cuộc tập trận sắp tới là nhằm “bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga trên các đại dương và chống lại các mối đe dọa quân sự đối với Nga từ các vùng biển, đại dương”.
Thông tin về cuộc tập trận được đưa ra một ngày trước khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp gỡ người đồng cấp Mỹ Antony Blinken ở Geneva để tiếp tục thảo luận về các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra trước đó, cũng như về tình hình ở Ukraine.
Thời gian qua, Ukraine, Mỹ và phương Tây nhiều lần lên tiếng phản đối việc Nga tập trung trên dưới 100.000 binh sĩ tại khu vực gần biên giới với Ukraine, cho rằng Moscow đang lên kế hoạch tấn công quốc gia láng giềng.
Cách đây hai hôm, Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu quan điểm rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ “tiến vào” Ukraine, đồng thời thề sẽ đáp trả “mạnh tay” động thái này. Tuy nhiên, Nga tiếp tục khẳng định họ không có ý định tấn công Ukraine. Điện Kremlin chỉ trích nhận xét của Tổng thống Mỹ “gây bất ổn”.
Trong diễn biến liên quan, TASS ngày 19/1 dẫn lời ông Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga tại Đàm phán Vienna về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quân sự cảnh báo Mỹ và phương Tây cần sớm đưa ra câu trả lời liên quan đến các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra.
Cuối năm ngoái, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ và NATO, trong đó nội dung chủ chốt là yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, không tiếp tục mở rộng liên minh về phía Đông, và không triển khai quân đội hoặc vũ khí tới các nước gia nhập khối sau năm 1997
Nga bắt lãnh đạo viện nghiên cứu bội siêu thanh vì cáo buộc phản quốc
Lực lượng an ninh Nga vừa bắt lãnh đạo cơ sở nghiên cứu công nghệ bội siêu thanh với cáo buộc phản quốc.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa bội siêu thanh . Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Hãng TASS ngày 12.8 đưa tin Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ ông Alexander Kuranov, Tổng giám đốc điều hành của Công ty nghiên cứu khoa học các hệ thống bội siêu thanh tại Moscow.
FSB dự kiến đề nghị tòa án tại Moscow ra lệnh tạm giữ ông Kuranov trong vòng 2 tháng. Không có thông tin gì thêm về những vi phạm của ông Kuranov.
Ông Kuranov là tiến sĩ khoa học kỹ thuật, giáo sư tại khoa các công nghệ và hệ thống kiểm soát thuộc Đại học Bách khoa St. Petersburg. Ông Kuranov đồng thời là thiết kế trưởng của Công ty nghiên cứu khoa học các hệ thống bội siêu thanh.
Trong những năm qua, Nga đã phát triển nhiều loại vũ khí bội siêu thanh và được Tổng thống Vladimir Putin hết mực ca ngợi. Theo Reuters, cũng trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, binh sĩ và quan chức Nga bị buộc tội phản quốc vì chuyển tài liệu nhạy cảm cho nước ngoài.
Xem chiến hạm Nga bắn thử tên lửa bội siêu thanh Zircon sát rìa Bắc cực
Hồi tháng 12.2020, FSB bắt giữ nhà vật lý học chuyên về máy bay bội siêu thanh Anatoly Gubanov vì cáo buộc tương tự ông Kuranov.
Ông Gubanov làm việc tại Viện Động lực học thủy khí trung ương từ năm 1979. Ông thuộc một gia đình nổi tiếng trong ngành hàng không của Nga và Liên Xô. Theo Newsweek , ông Gubanov có thể bị tuyên án 20 năm tù nếu bị kết tội.
Cảnh tàu chiến nga bắn thử tên lửa siêu vượt âm Khinh hạm Đô đốc Gorshkov của Nga bắn thử thành công tên lửa siêu vượt âm Zircon hôm 19/7. Hải quân Nga là lực lượng đầu tiên trên thế giới thử nghiệm loại vũ khí này.