Nga đề nghị hỗ trợ vaccine Covid-19, Mỹ từ chối
Quan chức Nga nói đề nghị “hợp tác chưa từng có” với Mỹ về vaccine Covid-19, nhưng Washington không mặn mà với tiến bộ y tế của Moskva.
“Có cảm giác Mỹ không tin tưởng Nga về mọi thứ và chúng tôi cho rằng các công nghệ, bao gồm vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị, không được áp dụng ở Mỹ vì sự nghi ngờ đó”, một quan chức cấp cao Nga hôm 13/8 cho hay.
Theo quan chức này, Nga đã đề nghị hợp tác với Chiến dịch Thần tốc (OWS), được chính quyền Mỹ phát động để tăng tốc phát triển vaccine và phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả.
Theo đó, Nga rất cởi mở với việc chia sẻ thông tin cho Mỹ về vaccine Covid-19 và điều này sẽ cho phép các công ty dược phẩm Mỹ sản xuất vaccine Nga ngay trên đất Mỹ. Moskva trước đó nói rằng một số công ty dược phẩm Mỹ quan tâm về vaccine Nga, nhưng tên các công ty này không được tiết lộ.
Tuy nhiên, đề nghị này đã bị phía Mỹ từ chối. Các quan chức Nga cho rằng Mỹ nên “xem xét một cách nghiêm túc” việc ứng dụng vaccine Nga, khẳng định vaccine Sputnik V Nga vừa phát triển thành công có thể cứu mạng nhiều người Mỹ.
Video đang HOT
“Nếu vaccine của chúng tôi được chứng minh là một trong những loại hiệu quả nhất, câu hỏi là tại sao phía Mỹ không nghiên cứu khả năng này sâu hơn, tại sao chính trị lại can thiệp vào vaccine”, quan chức Nga nói.
Chiến dịch Thần tốc hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm ba. Vaccine được đặt tên là “Sputnik V”, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới “Sputnik 1″ được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Vaccine Covid-19 của Nga do Viện Gamaleya của Moskva phát triển trong bức ảnh ngày 6/8. Ảnh: AFP.
Thử nghiệm lâm sàng, hay thử nghiệm Giai đoạn ba, là bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô hàng nghìn người. Quá trình này đòi hỏi một tỷ lệ người tham gia nhất định tiếp xúc với virus để theo dõi hiệu quả của vaccine, thường được coi là tiền đề cần thiết giúp vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận.
Các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã “đốt cháy giai đoạn” dưới áp lực từ chính quyền.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany hôm 13/8 cho biết hôm Tổng thống Donald Trump đã được thông báo tóm tắt về loại vaccine mới của Nga, thêm rằng vaccine của Mỹ trải qua thử nghiệm Giai đoạn ba “nghiêm ngặt” và đạt tiêu chuẩn cao.
Các quan chức Mỹ khác nói rằng vaccine Nga được coi là nửa vời ở Mỹ đến mức nó thậm chí không thu hút được sự quan tâm một cách nghiêm túc trước khi được công bố. “Không đời nào Mỹ thử loại vaccine này trên khỉ, chứ đừng nói đến con người”, một quan chức y tế công cộng của chính phủ Mỹ cho biết.
22 người bị thiệt mạng trong vụ giao tranh ở Idlib, Syria
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), các cuộc giao tranh ở Tây Bắc Syria ngày 10/5 đã làm 22 người thiệt mạng và đây là mức thương vong cao nhất kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn được bắt đầu cách đây 2 tháng.
Cảnh đổ nát sau các vụ không kích tại Idlib, Syria, ngày 12/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 6/3 đã cơ bản ngăn chặn được tình trạng bạo lực ở tỉnh Idlib, nằm ở Tây Bắc Syria và được coi là thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, rạng sáng 10/5, các tay súng nổi dậy đã phát động tấn công nhằm vào các vị trí của lực lượng ủng hộ chính phủ nằm trên sườn Tây khu vực này.
Theo SOHR, giao tranh đã làm 15 thành viên lực lượng ủng hộ chính phủ và 7 tay súng nổi dậy thiệt mạng. Trong số các tay súng nổi dậy thiệt mạng có thành viên của nhóm Hurras al-Deen, một nhánh thuộc mạng lưới khủng bố al-Qaeda. SOHR nhận định đây là thương vong cao nhất kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.
Idlib với dân số khoảng 3 triệu người nằm dưới sự kiểm soát của nhóm Hayat Tahrir al-Sham vốn do nhánh cũ của al-Qaeda tại Syria đứng đầu. Tuy nhiên, các nhóm thánh chiến khác như Hurras al-Deen hay các nhóm nổi dậy khác cũng hiện diện ở tỉnh này. Trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn, đụng độ giữa lực lượng chính phủ và các phe nổi dậy tại đây đã làm hàng trăm người thiệt mạng và gần 1 triệu người phải bỏ đi lánh nạn.
Sau thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib được dàn xếp bởi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội hai nước này đã tiến hành nhiều cuộc tuần tra chung dọc theo một tuyến đường cao tốc trọng yếu thuộc tỉnh trên.
Tổng thống Nga khẳng định tiếp tục xây dựng quân đội hùng mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định trong mọi tình huống, Nga sẽ thực hiện kế hoạch tăng cường tất cả các binh chủng, cũng như trang bị cho các đơn vị này các vũ khí và thiết bị tiên tiến. Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng phát xít, tại quảng trường đặt Mộ...