Nga đẩy mạnh sản xuất thiết bị quân sự tại Ấn Độ
Moskva và New Delhi đang thảo luận về khả năng sản xuất “bổ sung” thiết bị quân sự của Nga tại Ấn Độ.
Ấn Độ đã tham gia sản xuất tiêm kích Su-30 của Nga. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã xác nhận thông tin trên vào ngày 6/4 trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Lavrov không nêu cụ thể thiết bị quân sự nào sẽ được sản xuất tại Ấn Độ.
Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: “Chúng tôi đã xác nhận quyết tâm hướng tới phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự. Viễn cảnh sản xuất bổ sung thiết bị quân sự Nga trên lãnh thổ Ấn Độ đang được thảo luận”.
Các quan chức Ấn Độ và Nga đều cho biết chính phủ hai quốc gia đã thảo luận trong nhiều năm về việc sản xuất trực thăng quân sự Nga tại Ấn Độ.
Video đang HOT
Ấn Độ đã sản xuất chiến đấu cơ MiG và Su-30 của Nga. Ngoài ra, hai quốc gia còn hợp tác phát triển và sản xuất tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos tại Ấn Độ.
Việc hợp tác sản xuất thiết bị quân sự Nga phù hợp với chương trình “Make in India” của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhưng có thể “đánh động” đến Mỹ.
Ngoại trưởng Lavrov nhận định rằng Mỹ đã cố gắng khuyến khích các quốc gia khác không mua vũ khí của Nga.
Washington từng cảnh báo rằng New Delhi có thể đối mặt với khả năng bị trừng phạt nếu cố gắng mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Trong một thỏa thuận đạt được năm 2018, Ấn Độ đã trả trước 800 triệu USD để mua S-400 từ Nga và dự kiến sẽ nhận hệ thống phòng không này vào cuối năm nay.
Năm 2020, Mỹ đã trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ bởi nước này mua hệ thống phòng không S-400.
Nga là nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Ấn Độ. Tuy nhiên, New Delhi trong những năm gần đây đã mua trực thăng tấn công, máy bay vận tải và máy bay không người lái của Mỹ và Israel.
Ấn Độ xem xét lại các hợp đồng nhập khẩu dầu với Ả Rập Xê-út
Một quan chức hàng đầu của Ấn Độ mới đây cho biết, nước này đang nỗ lực để giảm dần sự phụ thuộc nguồn dầu thô của mình vào các quyết định của OPEC thông qua việc yêu cầu các nhà máy lọc dầu xem xét lại các hợp đồng với Ả Rập Xê-út.
Ấn Độ, nước phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô để đáp ứng hơn 80% lượng tiêu thụ, trong đó, nhập khẩu từ Trung Đông chiếm khoảng 60%, đã tỏ ra không hài lòng với cách quản lý nguồn cung của OPEC kể từ đầu năm.
Tháng trước, Ấn Độ đã thể hiện sự thất vọng với OPEC khi liên minh này quyết định giữ nguyên mức sản lượng gần như không đổi trong tháng 4, đồng thời chỉ trích OPEC đã thực hiện việc cắt giảm nhân tạo để giữ giá tăng.
OPEC ngày 1/4 đã quyết định tăng dần sản lượng lên thêm 2 triệu thùng/ngày trong 3 tháng tới, nhưng Ấn Độ tiếp tục không hài lòng với các hợp đồng của mình với đối tác Trung Đông.
PTINews dẫn lời quan chức Ấn Độ cho hay: "Trong khi người mua có quyền hủy bỏ tất cả khối lượng đã ký kết, thì Ả Rập Xê-út và một số nhà sản xuất khác lại có quyền giảm nguồn cung trong trường hợp OPEC quyết định giữ sản lượng thấp hơn một cách giả tạo để thúc đẩy giá. Tại sao người tiêu dùng phải trả tiền cho các quyết định của OPEC?"
Vị quan chức này lưu ý rằng, điều khoản của các nhà sản xuất OPEC về việc bán dầu của họ cho Ấn Độ thường được áp đặt đối với người mua.
Thời gian gần đây, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã tìm mua dầu ở Bắc và Nam Mỹ, trong bối cảnh, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung dầu của mình để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Đông.
HPCL-Mittal Energy Ltd, một liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Hindustan do nhà nước điều hành và ông trùm thép Lakshmi Mittal đã mua một lô dầu thô đầu tiên của Guyana, trong khi nhà máy lọc hóa dầu Mangalore đã đặt mua một lô dầu từ mỏ Tupi của Brazil.
Được biết, Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu dầu đáng kể từ Mỹ trong tháng 2, trong khi giảm lượng mua từ Ả Rập Xê-út.
Thách thức khiến Ấn Độ, Nga, Trung Quốc tiêm chủng chậm chạp dù tự sản xuất vaccine Vào ngày Ấn Độ bắt đầu triển khai chương trình tiêm phòng COVID-19, Amit Mehra đã có tên trong danh sách ưu tiên tiêm vaccine. Tuy nhiên, người đàn ông này đã không đặt lịch tiêm chủng. Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow, Nga. Ảnh: Getty Image "Tôi không muốn tiêm chủng chỉ vì vaccine có sẵn", Mehra, 47 tuổi, nhân viên...