Nga đẩy mạnh đào tạo về lĩnh vực công nghệ hạt nhân
Triển lãm và trình bày về giáo dục của Nga trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân với sự tham gia của đại diện các viện nghiên cứu giáo dục của Rosatom đã diễn ra vào ngày 1-10 tại thành phố Dhaka (Bangladesh).
Cuộc họp diễn trong khuôn khổ của buổi lễ khai trương Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử ở Dhaka. Các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của đất nước, như Trường Đại học nghiên cứu hạt nhân quốc gia MEPhI, Đại học Kỹ thuật Nhà nước Nizhny Novgorod na R.E. Alekseev, Đại học Bách khoa Nhà nước St Petersburg và Đại học Liên bang Viễn Đông sẽ tham gia vào các sự kiện đại diện cho Nga. Về phía Bangladesh, tham dự là các giám sát viên của các trường đại học hàng đầu, các Bộ có liên quan và các tổ chức giáo dục.
Giới thiệu về đào tạo khoa học công nghệ hạt nhân
Một trong các hoạt động chính của Tổng công ty Nhà nước Rosatom với các nước đối tác là nội địa hóa sản xuất và phát triển công nghệ hạt nhân. Và một hoạt động quan trọng nữa là hợp tác trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, trao đổi chuyên gia, tổ chức các cuộc hội thảo chung và đào tạo cán bộ cho các lĩnh vực hạt nhân tương lai đang được triển khai tích cực. Rosatom dành sự chú ý đặc biệt đến việc hỗ trợ các chương trình phát triển nhân viên tại các nước đối tác, hợp tác giữa các tổ chức khoa học và giáo dục đang được thiết lập.
Bằng cách này, biên bản ghi nhớ hợp tác đã được ký kết trong năm nay giữa Công ty Cổ phần Rosatom Overseas và Đại học Tây Bắc của Nam Phi, viện nghiên cứu giáo dục duy nhất tại Nam Phi, trong đó cung cấp chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực hạt nhân công nghệ. Chương trình đào tạo cán bộ được thực hiện thành công cho các dự án Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Để được cư trú thoải mái, các sinh viên nước ngoài được xây dựng một khu vực riêng tại cơ sở của INE NNRU MEPhI (Obinsk), nơi đồng tài trợ của Tổng công ty Nhà nước Nga. Từ năm 2010, các sinh viên đến từ Việt Nam được nghiên cứu tại INE và họ sẽ được đào tạo trong khuôn khổ của dự án xây dựng nhà máy điện hạt đầu tiên trong nước, đó là nhà máy Ninh Thuận 1. Trong năm 2013, có hơn 400 sinh viên đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Jordan, Mông Cổ và các nước khác học tập, nghiên cứu tại INE.
Khai trương Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử ở Dhaka
Video đang HOT
Trong năm 2012, bản ghi nhớ về đào tạo cán bộ năng lượng hạt nhân ở Bangladesh đã được ký kết giữa Tổng công ty Nhà nước Nga Rosatom và Bộ Khoa học và Công nghệ Bangladesh. Đặc biệt, tài liệu cũng đề xuất chương trình đào tạo nhóm sinh viên thí điểm của Bangladesh theo chuyên ngành giáo dục đại học của RF từ năm 2012-2014. Trong tháng 10 năm nay nhóm 5 học viên cao học đầu tiên của Bangladesh sẽ đến học tại Đại học Bách khoa Tomsk.
Ngoài ra, một chương trình chung trong hợp tác kỹ thuật giữa Tổng công ty Nhà nước Rosatom và Cơ quan Nguyên tử Năng lượng Quốc tế (IAEA) nhằm đào tạo các chuyên gia từ Bangladesh về thiết kế kỹ thuật, xây dựng và khai thác các nhà máy điện hạt nhân cũng đang trong quá trình thực hiện. Trong khuôn khổ chương trình, chuyến thăm của các đại diện Ủy ban Năng lượng nguyên tử Bangladesh đến nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh đã diễn ra vào tháng 4-2013.
Phần trình bày về giáo dục hạt nhân Nga bước tiếp con đường hướng tới việc đưa giáo dục của Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia đối tác trở nên gần gũi hơn.
Hoà Bình
Theo ANTD
Nhà máy hạt nhân Bushehr của Iran đi vào hoạt động
Với sự giúp đỡ từ Nga, Iran vừa đưa tổ máy số 1 của nhà máy điện hạt nhân "Bushehr", với lò phản ứng WMWC-1000 vào hoạt động.
Việc xây dựng hai đơn vị nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 2.460 MWt theo dự án có liên quan Siemens/KWU (công ty Đức) đã đi vào hoạt động bên cạnh dự án nhà máy điện hạt nhân "Bushehr" từ giữa những năm bảy mươi của thế kỷ trước.
Năm 1979 cuộc cách mạng ở Iran dẫn đến việc lật đổ chế độ quân chủ và thiết lập quyền lực của chính quyền tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Ayatollah Khomeini. Năm 1980, chính phủ Đức chấm dứt hợp đồng với khách hàng Iran và thực hiện lệnh cấm vận của Mỹ trong việc cung cấp thiết bị công nghệ cho Iran.
Tại thời điểm đó, mối quan tâm của Siemens/KWU là hoàn thành 85% công trình xây dựng cụm nhà máy đầu tiên và 70% cho cụm nhà máy thứ hai, đồng thời lắp ráp 70% thiết bị phụ trợ cho cụm nhà máy đầu tiên. Nhà thầu Đức không quản lý việc cung cấp các thiết bị chính (lò phản ứng, tua-bin và máy phát điện) cho nhà máy điện hạt nhân.
Iran đã cố gắng khôi phục lại chương trình điện hạt nhân vào năm 1991, với một thỏa thuận song phương với Trung Quốc, về việc cung cấp hai cụm đơn vị nhà máy với công suất 300 MWt trong dự án của Trung Quốc, tuy nhiên thỏa thuận này không đưa đến những kết quả khả quan sau đó.
Vào ngày 8-1-1995 một hợp đồng được ký kết giữa Nga và Iran về việc xây dựng tổ máy số 1 của nhà máy điện hạt nhân "Bushehr", với lò phản ứng WMWC-1000 trong điều kiện bắt buộc sử dụng cơ sở sẵn có ngay tại địa điểm của dự án này.
Vào tháng 9- 2013 đơn vị nhà máy "Bushehr-1" đã chính thức được chuyển giao và quá trình hoạt động đã được bắt đầu.
Một góc nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran
Dự án này cho thấy, Nga nhận ra việc chuyển giao dự án liên quan đến tất cả các yêu cầu từ khách hàng của mình. Những hạn chế của dự án liên quan đến điều kiện khí hậu tại vị trí nhà máy điện hạt nhân và bầu không khí chính trị xung quanh Iran. Dù với tất cả các điều kiện vừa nêu, nhà thầu Nga (các công ty sáp nhập NIAEP-ASE), có đầy đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ của mình với sự uy tín và danh tiếng đáng tin cậy.
Việc thực hiện dự án trong những điều kiện trên thể hiện tiềm năng to lớn của nhà thầu Nga trong việc thiết lập các nhóm dự án quốc tế và có khả năng thực hiện, xây dựng các máy điện hạt nhân, vượt qua thử thách về kỹ năng vận hành an toàn từ các chuyên gia địa phương.
Trong quá trình thực hiện dự án, các thiết bị của đơn vị cung cấp thuộc Rosatom đã được ghi vào các công trình hiện có của nhà cung cấp khác (Siemens), đó là một thách thức thực sự cho công nghệ hạt nhân của Nga. Các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất trong dự án "Bushehr" bao gồm cả công nghệ quản lý dự án Multi-D, mô hình giả định của nhà máy điện hạt nhân hoạt động bằng việc sử dụng số lượng tối đa của các sự biến đổi có thể xảy ra từ vật lý đến kinh tế.
Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân "Bushehr" còn chứng minh chủ quyền của mỗi quốc gia, xây dựng một nhà máy điện hạt trên lãnh thổ của mình theo tiêu chuẩn quốc tế với các quy định có hiệu lực. Nhà máy điện hạt nhân "Bushehr" không hề có một mục đích kép nào. Nó có chức năng phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và quốc gia. Trong lúc việc phát triển cơ sở hạ tầng của Iran cho việc làm giàu uranium là một chủ đề được thế giới và IAEA quan tâm, thì Nga với tư cách một thành viên chính thức của IAEA lại chia sẻ hoàn toàn những nỗ lực của cơ quan nhằm đảm bảo kiểm soát của chương trình hạt nhân của Iran.
Ngoài ra, việc thực hiện dự án "Bushehr" đòi hỏi Rosatom giới thiệu với các nước muốn phát triển năng lượng hạt nhân ở cấp quốc gia, các giải pháp tiếp cận quá trình làm giàu uranium một cách hiệu quả. Điều này liên quan đến Trung tâm làm giàu uranium quốc tế (IUEC) được thành lập năm 2007 trên cơ sở của Angarsk Electrolytic Chemical Complex (AECC). Đây là công ty cổ phần cấp quyền chủ sở hữu sản phẩm của Nga dưới sự giám sát chặt chẽ của IAEA. Một chức năng khác của IUEC là đảm bảo nguồn cung cấp uranium tối thiểu cho các cổ đông, giúp hoạt động của khu công nghiệp phức hợp hạt nhân của họ minh bạch và dễ dự đoán. Tính đến nay IUEC có các cổ đông là Nga, Kazakhstan và Ukraine.
Một điểm quan trọng khác là việc đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu bảo mật trở thành vấn đề trong việc cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân "Bushehr". Rosatom đã giả định tất cả các rủi ro liên quan đến cam kết cung cấp nhiên liệu hạt nhân tươi cho Iran và xuất khẩu nhiên liệu đã dung, trong quá trình duy trì việc kiểm soát các khu vực bức xạ nguy hiểm thuộc chu trình nhiên liệu hạt nhân.
Nga và Iran cho biết sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và công nghiệp, bắt đầu đàm phán về việc hoàn thiện thi công cụm nhà máy thứ hai của nhà máy điện hạt nhân "Bushehr".
Hoài Anh
Theo ANTD
Quan hệ Iran và phương Tây: Băng dần tan chảy? Vào ngày thứ Năm tuần này (26/9), Ngoại trưởng Iran sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng của 6 cường quốc hàng đầu thế giới để bàn thảo về chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của nước này, hãng thông tấn IRNA của Iran hôm qua (23/9) đưa tin. Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Iran và nhóm P5 1 đã...