Nga đầu tư khủng cho cuộc đua vũ khí thông minh
Trước sự phát triển vũ khí thông tinh của các cường quốc, Nga quyết định đầu tư hơn 600 tỷ USD, hiện đại hoá quân đội bằng vũ khí thông minh.
Nga đầu tư mạnh cho vũ khí thông minh
Vũ khí thông minh là tên gọi chung cho các loại bom, đạn, tên lửa được trang bị công nghệ dẫn đường để tăng độ chính xác. Hiện Bộ Quốc phòng Nga đang đẩy mạnh phát triển các loại vũ khí thông minh cho các lực lượng vũ trang và coi đó là tương lai của quân đội thế kỷ 21.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, quân đội, đặc biệt là hải quân và không quân đã nhận được hàng chục mô hình trang bị mới, lượng cung ứng thiết bị quốc phòng đang gia tăng theo từng năm. So với năm 2012, con số này tăng lên 84% và có đến hàng chục, hàng trăm danh mục mô hình mới và đa dạng hóa.
Bom thông minh KAB-250 của Nga
Thứ trưởng Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov cho biết, chỉ trong năm nay, không quân Nga sẽ nhận được hơn 130 máy bay và trực thăng, 11 tàu chiến và khoảng 4.500 xe ô tô và xe bọc thép.
Video đang HOT
Ngay từ đầu năm nay, tại các doanh nghiệp công nghiệp, các đơn vị quân sự đã tiếp nhận 34 máy bay, 38 máy bay trực thăng, 5 tổ hợp vô tuyến định vị, 5 tổ hợp tên lửa chống máy bay, hơn 200 thiết bị đảm bảo an ninh hàng không và kỹ thuật hàng không, khoảng 9.500 vũ khí hàng không.
Dự kiến, sang năm 2015, số lượng các thiết bị hiện đại trong quân đội Nga sẽ gần đạt mức 30%. Tính đến thời điểm kết thúc chương trình vũ khí nhà nước, vào năm 2020, quân đội và hải quân Nga sẽ được hiện đại hóa 70%.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã từng tuyên bố, tương lai của các lực lượng vũ trang Nga sẽ nằm ở việc phát triển các loại vũ khí “thông minh” có độ chính xác cao và tăng cường khả năng tiến hành chiến tranh phi tiếp xúc.
Vị phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Nga sẽ đầu tư 20.000 tỷ rúp (561 tỷ USD) cho chương trình tái vũ trang quân đội. Ngoài ra, 3.000 tỷ rúp (84 tỷ USD) sẽ được đầu tư hiện đại hóa sản xuất tại các nhà máy quốc phòng của Nga.
Mìn thông minh Spider của quân đội Mỹ
Vũ thông minh – vũ khí của nhà giàu
Vũ khí thông thường được cho là “vũ khí của nhà giàu”, rất đắt đỏ so với việc dùng vũ khí thường. Nếu tính về chi phí từng đơn vị thì vũ khí thông minh có thể đắt gấp hàng trăm lần vũ khí thông thường.
Nếu như một quả đạn pháo 155mm thường có giá khoảng 300 USD thì Excalibur, loại đạn pháo dẫn đường bằng GPS mà quân đội Mỹ đang sử dụng, có giá lên tới 70.000 USD. Tương tự, giá một quả bom thông minh JDAM của Mỹ là khoảng 30.000 USD. Một tên lửa hành trình tàng hình JSSAM có giá lên đến nửa triệu USD.
Tuy nhiên, nhờ vào sự chính xác của mình, sẽ cần ít vũ khí thông minh hơn để đạt được hiệu quả tương đương so với dùng vũ khí thông thường. Và qua đó giúp giảm số lượng phương tiện phóng rải cần thiết, như máy bay, tàu chiến…
Vũ khí thông minh còn giúp giảm gánh nặng về hậu cần. Một quả đạn pháo thông minh Excalibur có thể tiêu diệt một mục tiêu mà trước kia phải cần đến 10-20 quả đạn pháo thường.
Số đạn pháo này có trọng lượng tương đương 500-1000kg, đồng nghĩa với việc số lượng phương tiện, con người cần thiết để cung cấp nhu cầu hậu cần sẽ giảm xuống tương ứng. Ngoài ra, việc giảm số phương tiện phóng rải và nhu cầu hậu cần cũng sẽ đồng thời dẫn đến việc giảm nhu cầu nhân lực.
Theo_Báo Đất Việt
Philippines dự định chi 1,5 tỉ USD nâng cấp quân đội
Chính quyền Philippines dự định chi 1,5 tỉ USD ngân sách cho các nhà thầu quốc phòng khắp thế giới trong giai đoạn một của chương trình hiện đại hóa quân đội.
Trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông, Philippines đã nỗ lực đạt được sự ủng hộ quốc tế sau khi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng lực lượng quân đội nước này còn thiếu thốn nhiều khí tài quân sự cần thiết, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 13.7.
Binh sĩ Mỹ, Philippines cùng xe thiết giáp đổ bộ diễn tập tấn công vào bờ biển ngày 30.6
Mục tiêu chính của chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines là nhằm đối phó với những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, theo Want China Times.
Manila cũng đã ký kết các hiệp ước cho phép hải quân Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân của Philippines.
Thêm vào đó, quân đội Philippines cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo, huấn luyện và tập trận chung với Mỹ nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng vũ trang nước này.
Với ngân sách 1,5 tỉ USD, Manila kỳ vọng đến năm 2017 có đầy đủ các khí tài quân sự để tiến hành tuần tra và trinh sát vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên biển Đông.
Giai đoạn một trong chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines là mua sắm khí tài quân sự như tàu khu trục nhỏ, trực thăng chống tàu ngầm, các chiến đấu cơ, tàu đổ bộ... đã bắt đầu trong năm 2014 và kéo dài đến 2017. Manila sẽ đặt hàng mua vũ khí từ các nhà thầu quốc phòng ở Mỹ, châu Âu, Israel, Hàn Quốc.
Theo Thanh Niên
Mỹ: Trung Quốc hiện đại hóa không quân với quy mô chưa từng có trong lịch sử Đây là một phần của báo cáo thường niên của quân đội Mỹ về tiến trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong năm 2014. Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa được công bố cách đây không lâu, Lầu Năm Góc cho biết quá trình hiện đại hóa, tăng cường quân bị của lực lượng không quân của Quân...