Nga đau đầu vì tài chính cho ‘con hư’ Crimea
Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin so sánh việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga như sự chào đón một người thân đi xa lâu năm trở về nhà. Tuy nhiên, niềm vui đoàn tụ bắt đầu căng thẳng khi 2/3 số tiền mà Moscow gửi đến Crimea “biến mất”.
Bán đảo Crimea từ người thân biệt tích trở thành “con hư” đẩy Moscow vào thế khó – Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, Dịch vụ An ninh Liên bang Nga (FSB) đã mở cuộc điều tra hình sự 3 quan chức chính phủ cấp cao của bán đảo Crimea với cáo buộc tham nhũng và nhiều sai phạm khác. Vài tháng qua, bốn thành viên nội các khu vực đã bị buộc phải từ chức vì các cáo buộc tham nhũng.
Hồi tháng 6, các kiểm toán viên của điện Kremlin cho hay 2/3 số tiền mà Moscow gửi đến Crimea năm ngoái đã “không cánh mà bay”.
Thống đốc Crimea Sergey Aksyonov, người nhận chức từ tháng 4 năm ngoái với sự hậu thuẫn của Tổng thống Putin, đã phản ứng gay gắt trước những cáo buộc trên. Hôm 7.7, ông Aksyonov cáo buộc Moscow tìm cách “gây bất ổn” ở Crimea, dùng những bằng chứng “ngụy tạo” để chống lại những người đang bị điều tra.
Video đang HOT
Robert Orttung, giáo sư tại Trường Quan hệ quốc tế Elliott thuộc Đại học George Washington (Mỹ) cho hay vào thời điểm ông Aksyonov lên nắm quyền, lo ngại về tham nhũng và quản lý yếu kém ở Crimea không phải là những vấn đề hệ trọng trong chương trình nghị sự của Tổng thống Putin. Lúc đó, Moscow đơn giản chỉ muốn đảm bảo rằng các lãnh đạo mới ở Cirmea sẽ ủng hộ điện Kremlin. Song giờ đây, theo Giáo sư Orttung, “những người lãnh đạo bán đảo Crimea đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát”.
Chính quyền Aksyonov đã tiến hành một chiến dịch cưỡng chế quốc hữu hóa thông qua một bộ luật cho phép chính quyền có quyền hạn thâu tóm các công ty, bất động sản và nhiều tài sản tư nhân khác. Công dân Nga nằm trong số những người bị thu tài sản và hiện tòa án đang ngập trong số đơn kiện của những người muốn đòi lại tài sản.
Chính quyền Crimea nói việc cưỡng chế tịch thu tài sản kết thúc vào tháng 3. Song đến thời điểm đó, các nhà đầu tư đã “ra đi”, nền kinh tế vùng này rơi vào tình trạng hỗn độn.
Những gì diễn ra ở Crimea đặt Nga vào thế khó, vì Moscow đã bơm đến 75% số ngân sách của chính quyền Crimea, trợ cấp lương hưu và cung cấp nhiều lợi ích khác cho người dân khu vực. Các cáo buộc tham nhũng đặt ra nghi vấn: Điện Kremlin sẽ duy trì cam kết viện trợ 18 tỉ USD cho Crimea trong vòng 5 năm tới ra sao?
Bloomberg nhận định những cáo buộc về nạn tham nhũng tràn lan ở Crimea cũng có thể mở cho Moscow cái cớ, cắt giảm một phần khoản viện trợ 18 tỉ USD đã cam kết. Hiện tại, giữ lời hứa trên không phải là việc nhẹ nhàng với đất nước có kinh tế đã rơi vào suy thoái và đồng nội tệ (RUB) đã tuột giá đến 50% so với USD.
Trước đây, Điện Kremlin từng thất bại trong việc giữ cam kết viện trợ cho các vùng khác, đơn cử là vùng Viễn Đông. Moscow chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ trong lời hứa viện trợ cho vùng này là 23 tỉ USD trong thời gian từ năm 2007-2013.
Nghị sĩ Sergei Shuvaynik ở Crimea phát biểu trước nghị viện vùng: “Chúng ta không sáp nhập vào Nga để chịu những điều mà chúng ta đã từng trải qua”. Song theo Andrew Foxall – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga tại tổ chức Henry Jackson Society (Anh), quan chức Crimea cuối cùng cũng phải lựa chọn hoặc nghe theo Điện Kremlin, hoặc chịu mất việc. “Đây là nguyên tắc của cuộc chơi mà Crimea đã đăng ký”, Foxall nói.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ xung trận chống IS
Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24.7 lần đầu tiên oanh kích các mục tiêu của IS bên trong lãnh thổ Syria sau nhiều vụ đụng độ với tổ chức Hồi giáo cực đoan này.
Thổ Nhĩ Kỹ không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục không kích IS tại Syria - Ảnh: Reuters
AFP dẫn một thông báo của Văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết 3 chiếc F-16 đã cất cánh từ thành phố đông nam Diyarbakir vào sáng sớm để thực hiện các cuộc oanh kích nhằm vào 3 mục tiêu của IS, thả 4 quả bom rồi trở về căn cứ.
Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các chiến đấu cơ không xâm phạm không phận Syria khi tấn công một khu vực của nước láng giềng nằm đối diện thị trấn Kilis. Đây là cuộc không kích đầu tiên của không quân Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào IS kể từ khi tổ chức này trỗi dậy tại Iraq và Syria vào năm 2013, giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Quyết định không kích được đưa ra tại một cuộc họp của giới chức an ninh tại Ankara dưới sự chủ trì của Thủ tướng Davutoglu. Thông báo từ văn phòng của ông Davutoglu nêu rõ: "Trong bối cảnh hiện nay, chiến dịch được thực hiện nhắm vào các mục tiêu Daesh (tên IS bằng tiếng Ả Rập) bên trong Syria. Ba chiếc F-16 đã ném bom 3 mục tiêu của Daesh". Thông báo còn khẳng định Ankara quyết tâm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia. Đài CNN dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ những mục tiêu bị tấn công được giới tình báo xác định là nơi tàng trữ vũ khí và chất nổ của IS trong khu vực. Các chiến đấu cơ đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng giới chức Thổ không loại trừ khả năng sẽ tiến hành thêm các cuộc không kích khác.
Trước đó vào ngày 23.7, một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương tại khu vực Kilis trong các cuộc đụng độ với IS bên phía Syria. Xe tăng Thổ sau đó đã bắn trả vào các mục tiêu IS. Các vụ đụng độ này xảy ra tiếp sau vụ đánh bom liều chết ngày 20.7 làm 32 người chết tại thị trấn Suruc mà Ankara quy trách nhiệm cho IS. Cũng trong hôm qua, nhà chức trách Thổ đã tiến hành một loạt cuộc bố ráp nhằm bắt giữ những người tình nghi là thành viên IS và chiến binh người Kurd trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn mọi nguồn phát sinh bạo lực. Tổng cộng 251 người đã bị bắt giữ tại 13 tỉnh. Ít nhất 1 người đã thiệt mạng trong các cuộc bố ráp ở thành phố Istanbul.
Những vụ tấn công của IS được cho là đã góp phần thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đi đến quyết định cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở miền nam nước này nhằm tiêu diệt các tay súng IS ở Iraq và Syria sau nhiều tháng thương thảo. Nhật báo Hurriyet đưa tin thỏa thuận đạt được trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Tờ The New York Times hôm qua dẫn lời một quan chức Mỹ nhận định thỏa thuận này sẽ góp phần "thay đổi cục diện" trong cuộc chiến chống IS hiện nay của liên quân do Mỹ đứng đầu.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Mỹ xác định danh tính kẻ xả súng chết người trong rạp phim Người đàn ông 59 tuổi ở bang Alabama được xác định nã 13 phát đạn, làm hai nạn nhân thiệt mạng và một số người khác bị thương trong vụ xả súng rạp phim ở bang Louisiana, Mỹ. John Houser, nghi phạm xả súng rạp phim tại thành phố Lafayette, bang Lousiana. Ảnh: Linkedlh John Russell Houser, 59 tuổi, ngồi trong rạp phim...