Nga dắt Pháp, Italy ra khỏi G8 vào năm 2030?
Nếu GDP vẫn là tiêu chí chính xác định các thành viên nhóm G8, thì đến năm 2030, các nước như Pháp, Italy và Nga có thể sẽ ra khỏi nhóm này.
Đây là dự đoán được đưa ra trong báo cáo phân tích thường niên World Economic Leagua Table (WELT) của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế doanh nghiệp Vương quốc Anh (CEBR).
Theo báo cáo này, thay thế vị trí của Pháp, Italy và Nga trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G8) vào năm 2030 là Ấn Độ (đứng thứ 3), Brazil (thứ 5) và Hàn Quốc (thứ 8).
Nga, Pháp, Italy được dự báo sẽ ra khỏi danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới, hình thành nên G8 và G20.
Video đang HOT
Báo cáo của CEBR cũng cho biết trong những năm tới, kinh tế Nga tiếp tục giảm sút, trong khi đó giá dầu và các nguyên liệu thô có triển vọng tăng trưởng kém. Dù vậy, các nhà phân tích vẫn cho rằng giá dầu sẽ ở mức 60-70 USD/thùng trong năm tới, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục khiến nhu cầu đối với nguyên liệu thô tăng lên.
Trên thực tế, Nga đã loại khỏi G8 không phải dựa vào GDP mà bằng một động tác can thiệp của lãnh đạo các nước G8 vào tháng 3/2014. Thông báo của G8 khi đó giải thích: “Luật pháp quốc tế ngăn cấm việc tiếp nhận một phần hoặc tất cả lãnh thổ của một quốc gia khác bằng ép buộc hoặc vũ lực. Làm như vậy là vi phạm các nguyên tắc mà hệ thống quốc tế được xây dựng theo đó. Chúng tôi lên án cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp tại Crimea vì nó vi phạm hiến pháp Ukraine”.
Thông báo cũng “lên án mạnh mẽ cố gắng bất hợp pháp của Nga trong việc sáp nhập Crimea, vì nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và các nghĩa vụ quốc tế cụ thể”.
Thế nhưng đáp lại, phía Nga cho rằng đó không phải là chuyện to tát. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “G8 là một tổ chức không chính thức và không phát hành bất cứ thẻ thành viên nào, cũng như theo định nghĩa của nó thì G8 không thể loại bỏ bất cứ ai. Tất cả các vấn đề tài chính và kinh tế được quyết định tại G20, còn G8 có mục đích tồn tại như một diễn đàn giữa các nước phương Tây hàng đầu với Nga”.
Dù sau đó Đức và NATO có mở lời kêu gọi Nga trở lại G8 với điều kiện Moscow phải hợp tác với phương Tây trong giải quyết khủng hoảng Syria và nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine tuy nhiên, Nga chẳng mấy mặn mà với lời đề nghị này.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
17 đợt không kích IS tại Iraq và Syria ngày Giáng sinh
Liên quân các nước do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện được 17 đợt không kích chỉ trong ngày Giáng Sinh lên phiến quân IS tại Iraq và Syria, theo thông báo của bộ chỉ huy chiến dịch của liên quân vào thứ Bảy, 26-12.
Tại Syria, lực lượng liên quân đã thực hiện năm đợt không kích bằng máy bay điều khiển từ xa và máy bay tiêm kích nhắm vào phiến quân gần Ar Raqqah, Manbij và Mar'a.
Liên quân Mỹ và các nước đã thực hiện được 17 đợt không kích chỉ trong ngày Giáng sinh lên IS.
Tại Iraq, không kích chủ yếu nhắm vào các vị trí chiến đấu gần năm thành phố lớn, bao gồm cả Ramadi là nơi có nhiều xe cộ cùng hai tên phiến quân bị tiêu diệt. Tại Sinjar, các đợt tấn công đã phá hủy ba cây cầu bị phiến quân nắm giữ.
Minh Trường (theo Reuters)
Theo_PLO
Vì sao châu Âu đề phòng Thổ Nhĩ Kỳ? Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một gói viện trợ lớn trị giá 3 tỷ euro, nhưng cái giá mà châu Âu phải trả là gì? Đó là câu hỏi được đặt ra trong trong bài viết với tựa đề "Tại sao châu Âu cần đề phòng Thổ Nhĩ Kỳ" của nhà báo...