Nga đặt điều kiện với Ukraine để hạ nhiệt căng thẳng chiến sự
Ngoại trưởng Nga đã công bố các điều kiện đặt ra đối với Ukraine trong bối cảnh các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Reuters).
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 2/3 cho biết Moscow vẫn duy trì cam kết “phi quân sự hóa” Ukraine, đồng thời muốn có một danh sách cụ thể các loại vũ khí không được phép triển khai trên lãnh thổ Ukraine.
“Các loại vũ khí tấn công cụ thể sẽ không bao giờ được triển khai cũng như được chế tạo ở Ukraine”, Ngoại trưởng Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Al Jazeera.
Nội dung cuộc phỏng vấn đã được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.
Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Nga công nhận Tổng thống Volodymyr Zelensky là lãnh đạo của Ukraine. Moscow cũng hoan nghênh “bước đi tích cực” trước việc ông Zelensky muốn nhận được sự đảm bảo về an ninh.
“Các nhà đàm phán của chúng tôi đã sẵn sàng cho vòng thảo luận thứ hai về những đảm bảo này với các đại diện của Ukraine”, Ngoại trưởng Lavrov nói.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn hôm 1/3, Tổng thống Zelensky nói rằng Nga cần phải ngừng ném bom Ukraine trước khi các cuộc đàm phán tiếp theo có thể diễn ra. Ông kêu gọi sự đảm bảo an ninh, nhưng từ NATO chứ không phải từ Nga.
Văn phòng Tổng thống Ukraine xác nhận, cuộc đàm phán lần hai giữa phái đoàn Nga và Ukraine dự kiến diễn ra hôm 2/3 (theo giờ địa phương). Tuy nhiên, Ukraine tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ tối hậu thư nào từ Nga.
Cuộc đàm phán đầu tiên giữa phái đoàn Nga và Ukraine đã diễn ra ở biên giới Ukraine-Belarus hôm 28/2, nhưng không đạt được kết quả cụ thể.
Phái đoàn của Ukraine trong cuộc đàm phán đầu tiên do Bộ trưởng Quốc phòng Alexey Reznikov dẫn đầu. Yêu cầu chính do Kiev đưa ra là Nga phải ngừng bắn ngay lập tức và rút toàn bộ quân đội khỏi Ukraine. Theo ông Mihailo Podolyak, một thành viên của phái đoàn Ukraine, Kiev vẫn đang tìm kiếm một lệnh ngừng bắn ở Ukraine và chấm dứt các hành động gây hấn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 1/3 tuyên bố, mục tiêu chính của chiến dịch quân sự ở Ukraine là bảo vệ Nga trước mối đe dọa quân sự từ phương Tây. Ông Shoigu nói rằng các lực lượng Nga sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch này cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là phi quân sự hóa Ukraine.
Bộ trưởng Shoigu nói rằng quân đội Nga không triển khai chiến dịch quân sự để “chiếm đóng” lãnh thổ Ukraine, đồng thời nhấn mạnh Moscow đang làm mọi thứ có thể để bảo toàn tính mạng của dân thường, bao gồm việc giới hạn phạm vi của các cuộc tấn công chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự và sử dụng vũ khí chính xác để thực hiện.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 28/2, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga “sẵn sàng đàm phán với các đại diện của Ukraine”. Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định các lực lượng quân sự Nga không đe dọa dân thường và không tấn công các mục tiêu dân sự tại Ukraine.
Tuy nhiên, ông Putin nhấn mạnh một giải pháp chỉ có thể đạt được “khi các lợi ích an ninh hợp pháp của Nga được tính đến một cách vô điều kiện”, bao gồm “việc công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, hoàn thành mục tiêu phi quân sự hóa Ukraine và đảm bảo vị thế trung lập của nước này”.
Romania mất hai máy bay gần biên giới Ukraine
Một tiêm kích MiG-21 LanceR của Không quân Romania vào cuối ngày 2.3 đã biến mất khỏi màn hình radar khi bay trên Biển Đen ở bờ biển giáp Ukraine, và trực thăng được cử tìm kiếm đã bị rơi, khiến 7 người tử vong.
Một tiêm kích của Không quân Romania. Ảnh ITAMILRADAR
Toàn bộ 7 quân nhân Romania trên trực thăng IAR 330-Puma đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng đâm xuống vùng Gura Dobrogei, cách sân bay xuất phát khoảng 11 km, theo Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Romania.
Vào thời điểm gặp nạn, IAR 330-Puma đang tìm kiếm chiếc MiG-21, ngay sau khi tiêm kích mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không.
"Nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ đối với phi công MiG-21 vẫn đang được triển khai", Bộ Quốc phòng Romania cho biết.
Giới hữu trách vẫn đang điều tra nguyên nhân trực thăng bị rơi. Trước khi xảy ra sự cố, phi công trực thăng nhận được mệnh lệnh quay về căn cứ vì tình hình thời tiết xấu.
Một trực thăng IAR 330-Puma. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG ROMANIA
Chiếc MiG-21 đã biến mất khoảng 15 phút sau khi xuất kích và đang đến khu vực tuần tra gần biên giới vùng duyên hải giáp Ukraine.
Còn trực thăng cũng bị rơi trong vòng 20 phút kể từ khi được triển khai.
Romania, thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), giáp Ukraine và từ tuần qua đã chứng kiến hàng chục ngàn dân Ukraine tị nạn đổ qua ngõ biên giới.
Trước áp lực từ tình hình Ukraine-Nga, Romania yêu cầu NATO tăng cường binh lực tại cánh đông của khối. Mỹ phản hồi bằng cách gửi trung đoàn xe bọc thép Stryker và khoảng 1.000 quân đến căn cứ Romania gần Biển Đen.
Từ tháng trước, Đức cũng đưa 6 chiếc Eurofighter Typhoon đến nước này, gia nhập phi đội 4 tiêm kích được Ý triển khai trước đó. Hơn 500 binh sĩ Pháp cũng được điều đến Romania.
Trong một diễn biến liên quan, chiều 24.2 (giờ Việt Nam), Romania thông báo xuất kích hai chiến đấu cơ F-16 đón đầu chiếc Sukhoi Su-27 của không quân Ukraine xâm phạm không phận nước này.
Thông tin trên được công bố trong lúc Nga tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Theo đó, Nga lên danh sách các sân bay quân sự và những máy bay chiến đấu chưa xuất kích của Ukraine là mục tiêu chủ yếu cho hoạt động không kích đợt đầu.
Thành phố lớn đầu tiên của Ukraine thất thủ Giới chức Ukraine xác nhận lực lượng Nga đã kiểm soát thành phố Kherson sau các cuộc giao tranh trong những ngày qua. Cảnh tan hoang sau trận pháo kích tại thành phố Kharkov, Ukraine (Ảnh: AP). Theo hãng tin Reuters, Thị trưởng thành phố Kherson, Igor Kolykhaev, và một quan chức cấp cao của chính phủ Ukraine ngày 2/3 xác nhận Kherson...