Nga đáp trả tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine
Quan chức Nga cho rằng xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trong vòng 100 ngày, trừ khi Mỹ áp dụng cách tiếp cận thực tế hơn.
Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Reuters).
Đầu tuần này, báo Wall Street Journal đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giao nhiệm vụ cho ông Keith Kellogg, đặc phái viên của tổng thống về Nga và Ukraine, chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 100 ngày.
Phát biểu trước các phóng viên vào ngày 24/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nhà Trắng phải áp dụng một cách tiếp cận thực tế để giải quyết xung đột và tốc độ của bất kỳ quá trình nào như vậy vẫn “khó có thể dự đoán được”.
Quan chức ngoại giao Nga cho rằng xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trong vòng 100 ngày, trừ khi Mỹ áp dụng cách tiếp cận thực tế hơn.
“Trước tiên, tôi muốn biết cơ sở nào mà phía Mỹ dự định sử dụng để tiến tới một giải pháp. Nếu họ dựa trên các tín hiệu mà chúng ta đã nghe được trong những ngày gần đây, điều đó sẽ không hiệu quả, dù là trong 100 ngày hay thậm chí lâu hơn nữa”, ông Ryabkov nói thêm.
Ông Trump, nhà lãnh đạo bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào đầu tuần này, đã nhiều lần tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức. Vài tuần trước lễ nhậm chức, ông Trump đã điều chỉnh mốc thời gian trên, nói rằng ông dự kiến sẽ đàm phán hòa bình trong vòng 6 tháng.
Tổng thống Trump hôm 23/1 tuyên bố ông sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin càng sớm càng tốt để đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine.
Trong bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên ở Davos, Thụy Sĩ, hôm 23/1, ông Trump đã công bố kế hoạch yêu cầu Ả Rập Xê Út và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hạ giá dầu toàn cầu, cho rằng điều này sẽ giúp chấm dứt xung đột bằng cách tước đi nguồn thu của Nga.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News được phát sóng một ngày trước đó, ông Trump cũng đ.e dọ.a sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga “nếu không nhanh chóng giải quyết” xung đột. Đây được xem là tối hậu thư của ông chủ Nhà Trắng gửi cho Nga.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 24/1 tuyên bố Tổng thống Putin đã sẵn sàng nói chuyện với người đồng cấp Mỹ, đồng thời nói thêm rằng Moscow đang “chờ đợi tín hiệu”.
Điều kiện đàm phán của Nga
Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/1 tuyên bố, Moscow không thấy dấu hiệu nào cho thấy Kiev hay phương Tây sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình.
“Bất chấp mọi tuyên bố về nhu cầu đàm phán hòa bình, không có bước đi thực tế nào cho thấy Kiev hay phương Tây thực sự sẵn sàng cho các cuộc đàm phán này. Ngược lại, nguồn cung cấp quân sự của phương Tây cho quân đội Ukraine vẫn tiếp tục, các tối hậu thư cho Nga đang được đưa ra, lệnh cấm đàm phán chính thức vẫn được áp dụng, không có động thái nào được thực hiện để giải quyết vấn đề bất hợp pháp của chính quyền Ukraine”, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp cho Kiev vũ khí tiên tiến và tầm xa, các hướng dẫn viên, công cụ liên lạc và tình báo.
“Họ đã chi tới 200 tỷ USD cho việc này. Viện trợ quân sự được điều phối bởi các cấu trúc NATO và nhóm Ramstein được thành lập đặc biệt, bao gồm 55 quốc gia. Những hành động như vậy không tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nga còn cho rằng, việc thiếu một cơ quan có thẩm quyền hợp pháp của Ukraine là rào cản lớn trong việc đạt được thỏa thuận.
“Nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky đã kết thúc vào ngày 20/5/2024. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói, ông Zelensky không còn là nguyên thủ quốc gia hợp pháp sau đó và chữ ký của ông ấy dưới bất kỳ tài liệu nào sẽ vô hiệu về mặt pháp lý. Đối với quốc hội Ukraine, họ vẫn còn hợp pháp, nhưng không có một dấu hiệu nào cho thấy họ có ý chí chính trị cho một giải pháp hòa bình”, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
“Cách tiếp cận của chúng tôi đối với giải pháp hòa bình vẫn không thay đổi. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại dựa trên các thỏa thuận năm 2022 với sự cân nhắc phù hợp đến thực tế hiện tại trên thực địa và các lập trường mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ vào tháng 6/2024″, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Tại một cuộc họp cấp cao với các quan chức Bộ Ngoại giao Nga vào giữa tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Putin đã nêu ra các điều kiện tiên quyết của Moscow để giải quyết xung đột. Những điều kiện này bao gồm việc Ukraine rút quân khỏi các vùng lãnh thổ mà Nga đã tuyên bố sáp nhập, từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO và cam kết về một tình trạng trung lập, phi hạt nhân. Moscow cũng yêu cầu dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt.
Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ các điều kiện trên của Nga, đồng thời đưa ra “công thức hòa bình” của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Năm 2022, ông Zelensky đã ký sắc lệnh cấm đàm phán với Tổng thống Putin.
Xung đột Ukraine sẽ chấm dứt sau 100 ngày ông Trump nhậm chức?
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu muốn đạt được mục tiêu giải quyết xung đột Nga - Ukraine trong 100 ngày.
Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Reuters).
Theo báo Wall Street Journal, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giao cho Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, đặc phái viên về Ukraine, nhiệm vụ chấm dứt cuộc xung đột trong 100 ngày sau khi ông Trump nhậm chức. Tuy nhiên, hầu như không ai nghĩ ông Kellogg có thể làm được điều đó, đặc biệt là Nga.
Báo Mỹ nhận định, việc Tổng thống Trump bổ nhiệm Đặc phái viên Kellogg là bước đi ban đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột.
"Tuy nhiên, việc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ khó khăn hơn nhiều so với những gì ông Trump đã cam kết trong chiến dịch tranh cử, khi ông tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trước khi nhậm chức", theo Wall Street Journal.
Wall Street Journal đưa tin, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump, cuộc chiến Ukraine vẫn tiếp diễn và Tổng thống Putin đã nói rõ vào ngày nhậm chức của ông Trump rằng ông không vội giải quyết vấn đề này.
Theo Wall Street Journal, trong khi Đặc phái viên Kellogg chắc chắn sẽ tư vấn cho ông Trump về khả năng đàm phán, hiện vẫn chưa rõ liệu ông Trump có tìm kiếm lời khuyên hay không.
Các đồng nghiệp cũ của tướng Kellogg tiết lộ, kinh nghiệm quân sự của ông có thể có giá trị đối với Tổng thống Trump khi ông cân nhắc đến những tác động của việc cung cấp hoặc từ chối viện trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra rằng ông Kellogg chưa bao giờ làm việc với tư cách là một nhà ngoại giao và thời gian làm việc tại Nhà Trắng cho thấy ông không đóng vai trò gì trong bất kỳ cuộc đàm phán quan trọng nào với Nga.
Wall Street Journal nhận định, Nga dường như không quan tâm tới việc hợp tác với đặc phái viên của ông Trump.
Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, ông đã không thực hiện được cam kết này.
Krissada Promvek, chuyên gia về quan hệ quốc tế và là phó giáo sư tại Đại học Ramkhamhaeng, nói với hãng tin Tass (Nga) rằng, xung đột Ukraine khó có thể được giải quyết nhanh chóng dưới thời chính quyền Trump.
"Chúng tôi chưa thấy ông ấy hoặc đội ngũ của ông ấy đưa ra bất kỳ kế hoạch cụ thể nào để chấm dứt chiến tranh. Giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai bên, tức là các điều kiện mà cả Ukraine và Nga đều chấp nhận", chuyên gia Promvek cho biết.
"Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy lập trường hiện tại của cả hai bên không nhất quán, điều này khiến các cuộc đàm phán trở nên khó khăn", chuyên gia Promvek nói thêm.
Theo chuyên gia Promvek, "chính trị trong nước và chính sách đối ngoại của Mỹ được quyết định và kiểm soát bởi thế lực ngầm, đặc biệt là các công ty vũ khí, những người coi chiến tranh là lợi ích của họ, đặc biệt là buôn bán vũ khí".
Chuyên gia Promvek cũng nhấn mạnh một xu hướng mới đã xuất hiện ở một số nước châu Âu, khi các nước này "bắt đầu rút lại sự ủng hộ của họ đối với Ukraine".
Hôm 21/1, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng Mỹ có thể ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine và tái khẳng định việc sẵn sàng gặp Tổng thống Putin. Tuy nhiên, Tổng thống Trump cũng cho biết Mỹ có khả năng sẽ thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Nga nếu nước này từ chối tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump? Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thừa nhận mức độ khó khăn trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine. Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty). Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có...