Nga đang tự đắc hay hờn dỗi?
Nga bị loại khỏi G8 và nay cho rằng G7 không có ảnh hưởng tới đời sống chính trị quốc tế, cũng như không phải là nơi bàn về vấn đề Ukraine. Lời nói phũ phàng
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 12/4 cho rằng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) không ảnh hưởng tới tình hình chính trị quốc tế.
Hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Lavrov trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên đến từ Mông Cổ, Nhật Bản và Trung Quốc nói: “Nhóm G-7 đối với chúng ta là một cơ cấu trừu tượng và thực sự mà nói thì tôi không nhận thấy sự ảnh hưởng của nhóm này đối với đời sống chính trị quốc tế”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Nhà ngoại giao Nga cũng cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là chủ đề thảo luận trong khuôn khổ G-7, bởi theo ông G-7 không phải là cơ chế được thừa nhận với tư cách là nơi để thảo luận về vấn đề này.
Theo đó, vấn đề Ukraine phải được thảo luận và giải quyết trong khuôn khổ thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 2/2015.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh thỏa thuận Minsk đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua chính xác từng chữ và không có bất kỳ thay đổi nào. Các giải pháp trong thỏa thuận này cũng được nhóm tiếp xúc và 4 tiểu nhóm công tác của nhóm này thông qua.
Ông Lavrov nêu rõ: “Trong khuôn khổ những cơ chế này – nhóm tiếp xúc và các tiểu nhóm – các đại diện của chính phủ Ukraine, Donetsk và Lugansk, OSCE và Liên bang Nga đang làm việc trực tiếp với nhau. Đó chính là khuôn khổ, nơi cần tìm ra những con đường cụ thể để thực hiện trách nhiệm mà Kiev, Donets và Lugansk đã cam kết”.
Video đang HOT
Quân chính phủ Ukraine ở Donbass
Ngoại trưởng Nga đưa ra những tuyên bố trên một ngày sau khi ngoại trưởng các nước G-7 gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Canada, Italy và Nhật Bản nhóm họp tại Hiroshima (Nhật Bản) đã thảo luận tình hình Ukraine, kêu gọi Moskva tham gia tích cực hơn vào tiến trình hòa bình bằng cách gây ảnh hưởng tới lực lượng đòi độc lập ở Donbass.
Tại Hiroshima, các ngoại trưởng G-7 một lần nữa khẳng định mối liên hệ giữa việc phương Tây gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga với việc tuân thủ thỏa thuận Minsk về Ukraine.
Trong tuyên bố chung sau hội nghị, các ngoại trưởng G-7 tái khẳng định việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế.
Vừa đấm vừa xoa
Nhóm G-7 tồn tại từ năm 1976-1997. Sau khi Nga tham gia, nhóm này đổi tên thành G-8. Tuy nhiên, từ tháng 3/2014, sau các sự kiện ở Ukraine, nhóm này đã “khai trừ” Nga và trở lại với tên gọi G-7.
Tuy nhiên, trong số các nước G-7 chỉ có Mỹ và Canada là tỏ ra cứng rắn, trong khi các thành viên khác tỏ ra mềm dẻo hơn với Nga.
Ngay trước thềm hồi nghị ngoại trưởng G-7 ở Hiroshima, ngày 10/4, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo Ngoại trưởng nước này Fumio Kishida và người đồng cấp Italy Paolo Gentiloni đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tiếp tục đối thoại với Nga song vẫn duy trì các lệnh trừng phạt Moskva.
Ngoại trưởng các nước G-7 họp tại Hiroshima, Nhật Bản trong 2 ngày 10-11/4
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết: “Ngoại trưởng hai nước đã nhất trí rằng để cải thiện tình hình tại Ukraine thì Nga và Ukraine cần thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk. Về quan hệ với Nga, hai bên cũng chia sẻ quan điểm cho rằng cần tiếp tục đối thoại với Nga song vẫn duy trì các lệnh trừng phạt nước này”.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thậm chí còn bày tỏ hy vọng khôi phục khuôn khổ G-8 với sự tham gia của Nga.
Ông Steinmeier nhấn mạnh: “Tôi hy vọng G-7 sẽ không là khuôn khổ cố định, chúng ta phải tạo điều kiện để khôi phục G-8″. Ông cho rằng không thể giải quyết một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào nếu không có Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Nga và Anh tranh cãi gay gắt về vấn đề Syria
Nga cho rằng, những cáo buộc vô căn cứ của Anh về mục đích Moscow can dự vào tình hình Syria là thiếu tin cậy.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond hôm qua (2/2) lên tiếng cáo buộc Nga đang hỗ trợ cho đồng minh của mình là Tổng thống Bashar al-Assad bằng cách ném bom những phe phái là đối thủ của ông này, thay vì chiến đấu chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng.
Cuộc nội chiến Syria cho đến nay vẫn chưa có lối thoát. (Ảnh: Getty)
Nga và Anh có những tranh cãi gay gắt sau khi Ngoại trưởng Hammond trả lời phỏng vấn Reuters cho biết, ông tin rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm cho tình hình Syria xấu đi khi dội bom những nhóm vũ trang là đối thủ của IS.
Ông Hammond bác bỏ chỉ trích của Nga rằng ông đang có những hành động "sai lầm nối tiếp sai lầm"; đồng thời cáo buộc Nga đang can thiệp vào Syria chỉ vì ông Assad.
"Liệu Nga có thực sự cam kết một tiến trình hòa bình hay họ chỉ sử dụng tiến trình này như một tấm bình phong để che đậy ý đồ thực sự, đó là cố gắng mang lại chiến thắng trên chiến trường cho ông Assad và tạo ra một nhà nước của người Alawite ở Tây Bắc Syria", ông Hammond nói với các phóng viên tại Rome, Italy.
Ở Syria, nơi người Sunni chiếm đa số, Tổng thống Bashar al-Assad lại xuất thân từ một gia tộc theo dòng Hồi giáo Shiite có tên Alawite. Cuộc nội chiến hình thành do những người Sunni muốn lật đổ chính quyền của người Shiite.
Cho đến nay, phương Tây vẫn luôn hướng ánh mắt hoài nghi vào Nga sau khi nước này quyết định không kích các mục tiêu khủng bố ở Syria theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Giới chức phương Tây cho rằng, mục tiêu thực chất mà Nga hướng tới ở Syria không thực sự như những gì điện Kremlin tuyên bố.
Nga cho biết, họ nhằm đến nhiều nhóm chiến binh ở Syria chứ không chỉ riêng các mục tiêu liên quan đến IS. Mặc dù vậy, theo Moscow, các cuộc không kích vẫn ưu tiên nhằm vào IS.
Người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov bày tỏ thất vọng vì ông Hammond chỉ trích hành động quân sự của Nga tại Syria, đồng thời cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Anh là thiếu sự nghiêm túc, không đáng tin cậy.
Ông Peskov nói: "Những cáo buộc như vậy là không hợp lý, nó hoàn toàn không chính xác và mâu thuẫn với bản chất của những hoạt động mà Nga đang thực hiện ở Syria. Nga đang nỗ lực để tạo nên sự thay đổi một cách phù hợp, giúp người dân Syria trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố".
Hiện các bên liên quan ở Syria đang có mặt ở Geneva, Thụy Sĩ để tham gia cuộc đàm phán hòa bình dưới sự trung gian hòa giải của đặc phái viên Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, cho đến nay đã có hơn 250.000 người thiệt mạng vì chiến tranh và xung đột tại quốc gia Trung Đông này./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Triều Tiên bác đề xuất đối thoại của Hàn Quốc về khu Kaesong Hàn Quốc đã bác bỏ động thái đơn phương này của Triều Tiên, cho rằng Bình Nhưỡng vi phạm thỏa thuận năm 2004. Liên quan đến vấn đề tiền lương của các nhân viên Triều Tiên tại khu công nghiệp chung Kaesong, Hàn Quốc hôm qua (18/5) cho biết đã đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán với Triều Tiên về vấn...