Nga đang phát triển vũ khí chặn tên lửa siêu vượt âm
Putin nói nhiều cường quốc hàng đầu chưa sở hữu vũ khí siêu vượt âm, nhưng Nga đang phát triển những phương án đối phó loại khí tài này.
Phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo cuối năm thường niên hôm 17/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mỹ từng phát triển khái niệm đánh phủ đầu, vô hiệu hóa đầu não chỉ huy đối phương bằng các vũ khí có độ chính xác cao.
“Vũ khí chính xác đã có sẵn, nhưng họ chưa có vũ khí siêu vượt âm và chắc chắn sẽ phát triển chúng. Nước Nga đang chuẩn bị cho điều này. Các bạn hỏi tôi rằng chúng ta đang nghiên cứu gì. Câu trả lời là Nga đang phát triển hàng loạt khí tài, trong đó có ‘thuốc trị độc’ nhằm đối phó vũ khí siêu vượt âm của những quốc gia khác trong tương lai. Tôi tự tin rằng chúng ta làm được và đang đi đúng hướng”, ông chủ Điện Kremlin nói.
Lá chắn tên lửa đạn đạo Nga khai hỏa trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga .
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 6, Tổng thống Putin thừa nhận các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đang hối hả phát triển vũ khí siêu vượt âm và sẽ thành công trong việc sở hữu loại khí tài này. Tuy nhiên, ông khẳng định Nga đang dẫn đầu trong lĩnh vực này và cũng sẽ nghiên cứu được cách bảo vệ đất nước trước vũ khí siêu vượt âm.
Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, có thể cơ động trong quá trình bay. Nhờ tốc độ siêu cao và khả năng thay đổi hành trình, nó có thể tấn công mục tiêu từ nhiều hướng, trở thành vũ khí gần như không thể bị đánh chặn bằng phương pháp phòng thủ tên lửa đạn đạo truyền thống.
Ông chủ Điện Kremlin từng nói vũ khí siêu vượt âm là lĩnh vực đầu tiên Mỹ phải chạy theo Nga trong lịch sử công nghiệp quốc phòng. Putin tin rằng sở hữu vũ khí siêu vượt âm là yếu tố quan trọng để Moskva duy trì thế cân bằng với Washington.
Nga đã biên chế các hệ thống vũ khí siêu vượt âm gồm phương tiện lướt Avangard lắp trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa hành trình Kinzhal phóng từ máy bay.
Trong khi đó, quân đội Mỹ đang thử nghiệm một số vũ khí siêu vượt âm nhưng chưa có khí tài nào trong biên chế. Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten từng thừa nhận Washington tụt hậu so với Moskva và Bắc Kinh về vũ khí siêu vượt âm, cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.
Lục quân Mỹ đang phát triển vũ khí siêu vượt âm phóng từ mặt đất, dự kiến biên chế khẩu đội đầu tiên vào năm 2023.
Trump khoe Mỹ có tên lửa siêu vượt âm
Tổng thống Trump khẳng định Mỹ đã sở hữu tên lửa siêu vượt âm, đồng thời cáo buộc các nước khác "đánh cắp thiết kế từ chính quyền Obama".
"Chúng ta có những loại tên lửa siêu vượt âm mà các bạn từng nghe thấy. Chúng ta trước đây không có chúng vì các nước khác đã đánh cắp thiết kế từ chính quyền Obama, nhưng giờ chúng ta đã sở hữu tên lửa siêu vượt âm", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở bang Florida hôm 16/10.
Ông chủ Nhà Trắng khẳng định Washington sẽ duy trì sức mạnh quân sự "không đối thủ", tỏ ý hy vọng Mỹ không bao giờ phải sử dụng kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Trump dường như nói nhầm từ "siêu vượt âm" (hypersonic) thành "hydrasonic", vốn không có nghĩa.
Trump phát biểu trước người ủng hộ ở Florida hôm 16/10. Video: Fox News.
Trump hồi tháng 8 từng cho rằng Nga phát triển tên lửa siêu vượt âm dựa trên "những thông tin đánh cắp" từ chính quyền Obama, nhưng không đưa ra bằng chứng. Các nhà thiết kế vũ khí Nga sau đó bác bỏ cáo buộc, khẳng định những dự án tên lửa siêu vượt âm của họ được khởi động từ thời Liên Xô.
Vũ khí siêu vượt âm là những khí tài có tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, có tầm bắn và khả năng cơ động cao hơn so với tên lửa đạn đạo, giúp nó xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của đối phương.
Nga đầu năm 2018 ra mắt hàng loạt vũ khí siêu vượt âm gồm phương tiện lướt Avangard lắp trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa hành trình Kinzhal. Trong cuộc thử nghiệm của Nga vào tháng 12/2018, Avangard đạt tốc độ 33.000 km/h và đánh trúng mục tiêu cách vị trí phóng khoảng 6.000 km.
Avangard và Kinzhal đã được đưa vào biên chế quân đội Nga từ cuối năm 2019, nước này cũng đang hoàn thiện tên lửa diệt hạm siêu vượt âm Zircon để trang bị cho hải quân. Tổng thống Vladimir Putin từng nói vũ khí siêu vượt âm là lĩnh vực đầu tiên Mỹ phải chạy theo Nga trong lịch sử công nghiệp quốc phòng, thêm rằng vũ khí siêu vượt âm là yếu tố quan trọng để Moskva duy trì thế cân bằng với Washington.
Máy bay B-52 mang hai mô hình tên lửa siêu vượt âm AGM-183A dưới cánh hôm 8/8. Ảnh: USAF.
Trong khi đó, quân đội Mỹ đang thử nghiệm một số vũ khí siêu vượt âm nhưng chưa có khí tài nào trong biên chế. Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten từng thừa nhận Washington tụt hậu so với Moskva và Bắc Kinh về vũ khí siêu vượt âm, cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.
Lục quân Mỹ đang phát triển vũ khí siêu vượt âm phóng từ mặt đất, dự kiến biên chế khẩu đội đầu tiên vào năm 2023. Lockheed Martin được chỉ định là nhà thầu tích hợp tổ hợp vũ khí chính lên bệ phóng di động, Dynetics Technical Solutions đảm nhận phát triển khung thân phương tiện lướt siêu vượt âm cho lục quân Mỹ.
Không quân Mỹ hồi tháng 8 cũng thông báo hoàn tất đợt bay kiểm tra cuối cùng với mô hình tên lửa AGM-183A, còn có tên gọi khác là "Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ máy bay" (ARRW), chuẩn bị cho đợt bắn thử cuối năm nay.
Tên lửa siêu vượt âm Mỹ lệch mục tiêu chỉ 15 cm 74 Trump nói Nga đánh cắp thông tin vũ khí siêu vượt âm Mỹ 33 Chuyên gia bác cáo buộc Nga đánh cắp vũ khí siêu vượt âm Mỹ Mỹ hoàn tất thử tên lửa siêu vượt âm trên B-52
Nga phát triển vũ khí thay tên lửa đạn đạo Iskander Tư lệnh pháo binh Nga cho biết nước này đang chuẩn bị nền tảng khoa học để phát triển hệ thống thay thế tên lửa Iskander sau năm 2030. "Hệ thống Iskander-M sẽ đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại trong thời gian dài và sẽ là vũ khí cơ bản của lực lượng pháo binh và tên lửa Nga cho...