Nga đăng ký vaccine Sputnik V tại EU
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã nộp đơn đăng ký xin lưu hành vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) và dự kiến sẽ được xem xét vào tháng sau.
Giới thiệu vaccine Sputnik V ngừa COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo RDIF, ngày 191, các chuyên gia phát triển vaccine Sputnik V và chuyên gia thuộc Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã bắt đầu thực hiện đánh giá khoa học về loại vaccine này. Theo đó, EMA sẽ đưa ra quyết định về việc cấp phép lưu hành vaccine Sputnik V dựa trên những đánh giá này. Nếu được thông qua, vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga sẽ được chấp thuận rộng rãi hơn trên toàn cầu.
Ngoài Nga, hiện vaccine Sputnik V đã được phê duyệt ở các nước và vùng lãnh thổ sau Belarus, Serbia, Argentina, Bolivia, Algeria, Palestine, Venezuela, Paraguay và Turkmenistan.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho rằng nước này có thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong nửa đầu năm nay. Theo ông, các ca mắc mới bệnh COVID-19 tại Nga đang giảm, một phần là nhờ nước này tiến hành chương trình tiêm chủng hàng loạt. Ông cũng nhấn mạnh rằng để đạt được miễn dịch cộng đồng thì 60% người dân Nga cần phải được chủng ngừa và dự kiến Nga có thể đạt được tỷ lệ này trong nửa đầu năm nay.
Ngày 20/1, Nga ghi nhận 21.152 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 3.633.952 ca. Trong vòng 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 597 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi tại Nga lên 67.220 ca.
Nga thông báo vaccine thứ hai đạt hiệu quả tuyệt đối
Ngày 19/1, Cơ quan Giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor tuyên bố vaccine thứ hai ngừa bệnh COVID-19 của nước này đạt hiệu quả 100% dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng TASS đưa tin Nga đã bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn vaccine EpiVacCorona, do Trung tâm Nghiên cứu virus và công nghệ sinh học nhà nước Vector phát triển, vào tháng 11/2020. Trước đó, Nga đã cấp phép cho vaccine Sputnik V, với hiệu quả đạt 92%.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ mong muốn thiết lập một cơ chế cho phép chia sẻ lượng vaccine chưa dùng đến (dự trữ) với các quốc gia láng giềng nghèo hơn và các nước ở châu Phi.
Phát biểu với các nghị sĩ châu Âu, Ủy viên EU phụ trách y tế Stella Kyriakides nói: "Chúng tôi đang phối hợp với các quốc gia thành viên để đề xuất một cơ chế chia sẻ vaccine cho các nước ngoài EU".
Bà Stella nhấn mạnh rằng cơ chế này sẽ cho phép các nước nghèo hơn tiếp cận với nguồn vaccine trước khi cơ chế COVAX - chương trình chia sẻ vaccine trên toàn thế giới do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng, được vận hành đầy đủ.
Theo kế hoạch, EU sẽ ưu tiên chia sẻ vaccine cho các nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất tại các nước ở khu vực Tây Balkan, Bắc Phi và Tây sa mạc Sahara.
Theo bà Stella, cơ chế COVAX hiện đã đi vào hoạt động nhưng cho đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn vaccine. Tháng 12/2020, WHO thông báo đã đạt được thỏa thuận mua gần 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19, nhưng phần lớn trong số vaccine này mới chỉ được cam kết bằng những thỏa thuận không ràng buộc với các hãng sản xuất vaccine vì hiện COVAX không có đủ tiền để đặt trước.
Một quan chức giấu tên của EU cho biết các nhà sản xuất dược sẽ không giao hàng nếu không có tiền đặt cọc trước.
Cho đến nay, EU - khu vực với 450 triệu dân, đã đặt mua gần 2,3 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 6 công ty. WHO đã cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp phân phối không công bằng khi các quốc gia giàu có tích trữ quá nhiều.
Mặc dù vậy, WHO vẫn lạc quan việc phân phối vaccine theo cơ chế COVAX tới những nước nghèo và thu nhập trung bình sẽ bắt đầu ngay trong quý I/2021. COVAX đã đặt mục tiêu đến cuối tháng 3, có thể phân phối 135 triệu liều vaccine tới 92 nước thu nhập thấp và trung bình trong chương trình.
Nga tiêm đại trà vaccine Covid-19 Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 đại trà bắt đầu ở Nga hôm nay, với người được tiêm có thể chọn giữa hai loại vaccine Sputnik V và EpiVacCorona. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước chỉ thị chuyển từ tiêm chủng quy mô lớn các nhóm nguy cơ sang tiêm chủng đại trà. Lãnh đạo Nga giao nhiệm vụ cho các quan...