Nga đang “chống lưng” cho Hy Lạp, “chơi rắn” với EU?
Diễn đàn kinh tế quốc tế St Petersburg đang diễn ra tại Nga có sự tham gia của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Điều đáng nói là trong bối cảnh Nga và Liên minh châu Âu đang trong cuộc đối đầu nghiêm trọng liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine và giữa lúc Hy Lạp đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras gặp thân mật Tổng thống Nga Putin (ảnh: AP)
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St Petersburg, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tuyên bố, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp là vấn đề đối với toàn châu Âu và Liên minh châu Âu đang đứng trước lựa chọn đoàn kết với Hy Lạp hoặc là tiếp tục các chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc vô ích.
Ông Tsipras đồng thời tỏ ra lạc quan về khả năng đạt được một thỏa thuận về cải cách đổi lấy tiền giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế nhằm giúp nước này tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ và buộc phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu. Để ngầm cảnh báo Liên minh châu Âu, ông Tsipras một lần nữa nhấn mạnh, Hy Lạp sẵn sàng đối mặt với những thách thức lớn.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang ở giữa một cơn bão lớn song Hy Lạp là một quốc gia giáp biển nên chúng tôi biết rõ làm thế nào để vượt qua bão tố và không ngại mở rộng cửa các vùng biển tới những khu vực mới an toàn hơn. Nhiều người băn khoăn tự hỏi tại sao tôi lại có mặt ở đây chứ không phải là Brussels để tham gia các cuộc đàm phán. Tôi ở đây bởi tôi tin rằng vai trò của một quốc gia là khả năng xây dựng một chính sách đa chiều trong quan hệ với những nước hiện đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.”
Việc Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tới Nga trong thời điểm nước sôi lửa bỏng hiện nay đối với nền kinh tế nước này càng làm gia tăng dự báo về kịch bản Hy Lạp vỡ nỡ do không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và đang tìm kiếm các đối tác mới.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói: “Mục đích của hội nghị bất thường vào đầu tuần tới là để đảm bảo rằng tất cả chúng ta hiểu lập trường của nhau, cũng như hậu quả của mỗi quyết định được đưa ra. Chúng ta cần phải thoát khỏi ảo tưởng rằng sẽ có một giải pháp kỳ diệu cho Hy Lạp, mà chúng ta đã tiến gần tới một điểm mà chính phủ Hy Lạp sẽ phải lựa chọn giữa việc chấp nhận những đề nghị hỗ trợ tuyệt vời hoặc vỡ nợ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc và là trách nhiệm của Hy Lạp. Thời gian vẫn còn và chúng ta cần sử dụng nó một cách khôn ngoan.”Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến thời hạn chót phải đi tới một thỏa thuận, nhưng Hy Lạp và các chủ nợ (gồm Liên minh châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế) đều không có dấu hiệu nhượng bộ. Liên minh châu Âu hôm qua một lần nữa cảnh báo hội nghị cấp cao bất thường Khu vực đồng tiền chung châu Âu vào đầu tuần tới (22/6) không phải là nhằm mang lại một giải pháp kỳ diệu cho Hy Lạp và buộc phải lựa chọn giữa việc chấp nhận một đề nghị hỗ trợ tuyệt vời hoặc đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
Vấn đề phá sản của Hy Lạp trở nên rõ rệt khi lần đầu tiên vào ngày 17/6, Ngân hàng trung ương nước này cảnh báo khả năng rời khỏi Khu vực đồng tiền chung, thậm chí cả Liên minh châu Âu.
Ngoài khoản thanh toán cho Quỹ tiền tệ quốc tế lên tới 1,6 tỷ euro trong tháng 6, Hy Lạp còn đối mặt với gần 7 tỷ euro phải thanh toán cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tháng 7 và tháng 8.
Chính quyền của Thủ tướng Tsipras mới đây cũng cảnh báo có thể sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát vốn khi hệ thống tài chính đã cạn kiệt tiền./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Hy Lạp bỏ châu Âu theo Nga vì tiền?
Trong tuần này, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ có chuyến thăm Moscow cho những dự định riêng. Nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng Hy Lạp bỏ châu Âu theo Nga vì lợi ích riêng.
Những yếu kém trong chính sách cải cách của chính phủ Hy Lạp một lần nữa đưa quốc gia này đối mặt với nguy cơ vỡ nợ đang gần kề, và để đối phó với tình hình hiện tại, giới quan chức tại Athens cho rằng một sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ nhanh chóng có tác dụng tích cực đến nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hy vọng của Hy Lạp nhanh chóng bị dập tắt khi các gói hỗ trợ tài chính từ EU vẫn chưa thấy động tĩnh.
Do đó, nhiều nhà phân tích cho rằng Athens sẽ quay sang tìm kiếm sự trợ giúp của Moscow, nhằm thoát khỏi miệng hố khủng hoảng. Từ trước đến nay, Hy Lạp và Nga vẫn có mối quan hệ ngoại giao thân thiện. Và trong tình hình hiện tại sự giúp đỡ từ điện Kremlin sẽ khiến quốc gia này tạm thời vượt qua những khó khăn. Mặc dù Nga cũng đang đối mặt với một số vấn đề do các biện pháp trừng phạt từ phương Tây gây ra.
Ngày 09.04 tới đây, trong khi Thủ tướng Tsipras đang thực hiện chuyến thăm Moscow, Hy Lạp sẽ phải thanh toán 460 triệu euro (505 triệu USD ) cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điều đó tạo ra những áp lực lớn đến ngân sách nhà nước của quốc gia này, buộc Athens phải trì hoãn các khoản chi tiêu công. Ngoài ra, chính phủ Hy Lạp còn đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và loại khỏi khu vực đồng euro vào mùa hè, trừ khi nước này đạt được các thỏa thuận mới với EU và IMF.
Trước chuyến thăm của Thủ tướng Tsipras, Athens từng lên tiếng phê phán các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine. "Chúng tôi không đồng ý với các biện pháp trừng phạt, con đường mà châu Âu đang đi sẽ không dẫn đến một kết quả cụ thể," ông Tsipras cho biết, và khẳng định Hy Lạp sẽ tiếp tục phản đối các kế hoạch mới nhằm trừng phạt Nga của EU.
Điều này khiến các quan chức EU tỏ ra lo lắng, khi cho rằng Hy Lạp nhiều khả năng sẽ quay lưng với châu Âu để đi riêng với Nga. Tuy nhiên, một số cũng đưa ra nhận định Athens sẽ không mạo hiểm đối đầu EU trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, và họ tin rằng chính phủ Hy Lạp chỉ tuyên bố chứ không dám hành động trong thời điểm hiện tại.
"Nếu chính phủ thực hiện các chính sách ngoại giao sai lầm, Hy Lạp sẽ có nguy cơ bị cô lập ở châu Âu vì Nga," Constantinos Filis, Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế tại Athens nói với báo chí địa phương.
Về phía Nga, những lợi ích cho Tổng thống Putin là rõ ràng khi Hy Lạp bỏ châu Âu theo Nga. Kể từ khi phương Tây tiến hành các biện pháp chống lại Moscow, điện Kremlin luôn mong muốn nhìn thấy vết nứt trong mối quan hệ giữa các nước châu Âu. Ngay trước chuyến thăm của Thủ tướng Hy Lạp, các quan chức Nga đã ca ngợi nó như một "xu hướng tích cực" nhằm giải quyết bất đồng giữa Moscow và chính phủ các nước.
Hàn Giang ( theo Reuters )
Theo Một Thế giới
Tổng thống Putin: Nga không muốn trở thành bá chủ, nhưng cần được tôn trọng Trong bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế St. Petersburg hôm 19-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng, nước này không hề hành động hung hăng và cũng không có ý định trở thành bá chủ hay siêu cường quốc, tuy nhiên Nga muốn được tôn trọng bởi các đối tác quốc tế. Ông Putin đã lên tiếng phủ nhận...