Nga: Đàm phán hạt nhân với Mỹ không khả thi trong tình hình hiện nay
Nga mong muốn đàm phán với Mỹ về vấn đề vũ khí hạt nhân, tuy nhiên việc này khó có thể diễn ra trong tình hình hiện nay.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Điện Kremly, Dmitry Peskov đã tuyên bố như trên ngày 6/6, sau khi Đại sứ Mỹ tại Moskva John Sullivan cho biết không có nhiều khả năng nối lại đối thoại giữa Moskva và Washington về vấn đề “quan trọng với cả hai bên” này vào thời điểm hiện nay.
Phát biểu với báo giới, ông Peskov cho biết: “Có lẽ cần phải đồng ý với ông Đại sứ rằng điều này khó diễn ra vào thời điểm hiện tại, tuy nhiên sớm muộn gì hai bên cũng cần phải quay trở lại chủ đề này”.
Ông Peskov nhấn mạnh Nga muốn cuộc đàm phán này diễn ra và hai bên cần tiếp tục thảo luận về chủ đề này, đặc biệt sau những thay đổi lớn trong môi trường an ninh châu Âu và thế giới.
Trước đó cùng ngày 6/6, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời ông Sullivan cho biết chính quyền Mỹ không đưa ra bất kì chỉ thị nào về việc chuẩn bị cho các cuộc đàm phán này. Tuy nhiên ông nhấn mạnh chủ đề này là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ giữa 2 nước và Mỹ-Nga cần tiếp tục đối thoại.
IAEA: Đàm phán hạt nhân với Iran đang trong giai đoạn khó khăn
Cuộc đàm phán giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) với Iran liên quan các mẫu urani đã qua xử lý được tìm thấy tại các cơ sở hạt nhân không nằm trong danh sách được Tehran thông báo hiện đang ở thời điểm "rất khó khăn".
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi trong cuộc họp báo tại Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là nhận định được Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đưa ra ngày 25/5 về vấn đề vốn đã bế tắc lâu nay và ảnh hưởng đến quá trình đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Dự kiến, ông Grossi sẽ công bố báo cáo về các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ với Iran trước Hội đồng thống đốc IAEA trước cuộc họp hàng quý bắt đầu vào ngày 6/6 tới. Phát biểu tại cuộc thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), ông Grossi bày tỏ hy vọng khoảng thời gian từ nay đến lúc đó sẽ được sử dụng hiệu quả.
Hồi tháng 3, IAEA và Iran đã nhất trí về lịch trình 3 tháng để làm rõ những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên đang cản trở đàm phán khôi phục JCPOA. Ông Grossi cho rằng khó có thể nghĩ đến việc đạt được một thỏa thuận nhằm phục hồi JCPOA khi IAEA chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về hoạt động của các những cơ sở hạt nhân chưa từng được Iran công bố.
Năm 2015, Iran đã ký JCPOA với nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Washington ra khỏi văn kiện này vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran, dẫn đến việc Tehran dần từ bỏ một số cam kết của mình.
Kể từ tháng 4/2021 đến nay, Iran và các bên còn lại tham gia ký kết JCPOA đã tổ chức nhiều vòng đàm phán trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo nhằm hồi sinh thỏa thuận này. Mỹ tham gia đàm phán gián tiếp thông qua Liên minh châu Âu (EU).
Nút thắt trong đàm phán hạt nhân Iran liệu có được tháo gỡ? Cuối tuần qua, Iran và IAEA đã nhất trí về lộ trình nhằm tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm hiện nay liên quan chương trình hạt nhân Iran đến cuối tháng 6 tới. Đây được xem là đòn bẩy mới nhất nhằm góp phần nhanh chóng khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015. Phát biểu với báo giới ngay sau...