Nga đảm bảo nguồn thu ổn định từ các lĩnh vực phi dầu khí
Trong 6 tháng đầu nam nay, Nga ghi nhận mức thâm hụt ngân sách liên bang 2.590 tỷ ruble (28,26 tỷ USD).
Quang cảnh bên ngoài tòa cao ốc Trung tâm thương mại quốc tế Moskva ở thủ đô Moskva, Nga ngày 25/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin TASS, số liệu công bố ngày 7/7 của Bộ Tài chính Nga cho thấy thu ngân sách trong giai đoạn này là 12.381 tỷ ruble, thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thu ngân sách tháng 6 năm nay tăng 29,8% so với tháng 6 năm trước và đạt thặng dư 816 tỷ ruble. Bộ trên đánh giá các nguồn thu chính ngoài dầu khí duy trì xu hướng ổn định tích cực.
Chi ngân sách Nga trong 6 tháng qua là 14.976 tỷ ruble, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, mức thâm hụt ngân sách trong kỳ báo cáo lên tới 2.590 tỷ ruble.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài chính Nga, nguồn thu từ dầu khí trong giai đoạn trên đã giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.380 tỷ ruble. Doanh thu từ các lĩnh vực phi dầu khí đóng góp cho ngân sách liên bang lên tới 8.999 tỷ ruble, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov nhiều lần nhấn mạnh thâm hụt ngân sách của Nga năm 2023 sẽ không cao hơn 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nước này sẽ thâm hụt ngân sách lớn hơn nhiều.
Nga tin tưởng nền kinh tế không suy giảm sâu như dự đoán
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Liên bang Nga Maxim Reshetnikov cho biết tình hình suy giảm kinh tế Nga năm 2022 sẽ không sâu như dự báo trước đó.
Quang cảnh bên ngoài tòa cao ốc Trung tâm thương mại quốc tế Moskva ở thủ đô Moskva, Nga ngày 25/4/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình Russia-24 tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St-Peterburg ngày 15/6, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Liên bang Nga Maxim Reshetnikov cho biết tình hình suy giảm kinh tế Nga năm 2022 sẽ không sâu như dự báo trước đó.
Ông Maxim cho biết lạm phát tại Nga rõ ràng sẽ thấp hơn nhiều so với ước tính. Các đánh giá cụ thể sẽ được tiến hành dựa trên các dữ liệu của tháng Năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Nga tin tưởng mức độ suy giảm kinh tế sẽ thấp hơn so với ước tính.
Hồi tuần trước, ngân hàng trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt về mức tương đương trước khủng hoảng là 9,5% và để ngỏ khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ khi lạm phát chậm lại.
Bộ trưởng Maxim Reshetnikov cũng cho rằng việc đồng ruble mạnh lên như hiện nay là một trong những thách thức mới đối với nền kinh tế Nga, gây ra vấn đề đối với cả các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá nhưng cho tới nay, tình hình đã phần nào được kiềm chế.
Ông cũng lưu ý rằng nhu cầu yếu trong nền kinh tế là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá đồng ruble mạnh như hiện nay.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Nga đã giảm lãi suất cơ bản xuống 9,5% trong bối cảnh lạm phát chậm lại, đồng ruble mạnh lên. Mặc dù vậy, rủi ro lạm phát vẫn còn, do những khó khăn từ bên ngoài.
Nga cân nhắc sử dụng tiền điện tử trong giao dịch quốc tế Ngày 31/5, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết ngân hàng này có thể cho phép sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch quốc tế, dù giao dịch bằng tiền điện tử tại Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng xu ruble của Nga (phía trên) và đồng đôla Mỹ (dưới) tại thủ...