Nga đã vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Ukraine như thế nào?
Sau khi tuyên bố độc lập, Ukraine từng sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, bao gồm hàng nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tuy nhiên, dưới áp lực từ Nga và Mỹ, Kiev đã buộc phải chuyển giao toàn bộ số vũ khí này.
Một tên lửa hạt nhân chiến thuật của Nga. Ảnh: TASS
Khi tuyên bố độc lập vào tháng 8/1991, Ukraine sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Liên Xô và Mỹ. Trong đó, bên cạnh các tên lửa chiến lược tầm xa, Ukraine còn nắm giữ một số lượng lớn vũ khí hạt nhân chiến thuật – loại vũ khí được thiết kế đủ nhỏ gọn để sử dụng trực tiếp trên chiến trường.
Theo tiết lộ của Trung tướng đã nghỉ hưu Oleksandr Skipalskiy, người từng đứng đầu Cơ quan Tình báo quân sự Ukraine những năm 1990, trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL) mới đây, ước tính có khoảng 2.800 – 4.200 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được chuyển giao cho Nga trong một động thái được cho là đã thay đổi cả tiến trình lịch sử.
Đáng chú ý, không giống như tên lửa chiến lược tầm xa đòi hỏi chi phí bảo dưỡng tốn kém, vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được lưu trữ trong nhiều thập kỷ với quy trình bảo trì ở mức vừa phải. Một số loại thậm chí còn nhỏ gọn như một quả đạn pháo.
Theo lời kể của ông Skipalskiy, ngay từ đầu, Nga đã muốn vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Ukraine, đặc biệt nhắm vào các thiết bị đơn giản không đòi hỏi hệ thống lưu trữ và bảo trì phức tạp.
Video đang HOT
Khi phát hiện điều này, cơ quan an ninh tình báo Ukraine đã lập tức tiến hành rà soát và đệ trình báo cáo phản đối việc chuyển giao. Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine Yevhen Marchuk khi đó đã trực tiếp chuyển báo cáo này lên Tổng thống. Trong hai tuần tiếp theo, quá trình tháo dỡ vũ khí tạm dừng, nhưng rồi lại tiếp tục mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
“Tôi tin rằng ( Tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là Leonid) Kravchuk đã tự mình đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng ai đã tư vấn cho ông ấy và những lập luận nào đã được đưa ra? Tôi không biết điều đó”, ông Skipalskiy chia sẻ.
Các nhân viên kỹ thuật Nga được báo cáo là đã làm việc “nhanh chóng và suốt ngày đêm” để nạp và vận chuyển đầu đạn hạt nhân chiến thuật ra khỏi Ukraine. Mặc dù Kiev yêu cầu giám sát từng bước chuyển giao và quá trình phá hủy sau đó, phía Nga không cho phép quan sát viên Ukraine tiếp cận các cơ sở xử lý.
Theo ông Skipalskiy, Moskva đã thành công trong việc gây áp lực lên Washington và Kiev bằng cách viện dẫn các mối đ.e dọ.a về khủn.g b.ố hạt nhân và thiếu kiểm soát. Kết quả là “Mỹ đã yêu cầu Ukraine chuyển giao vũ khí hạt nhân”.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật từng được lưu trữ tại nhiều cơ sở trên khắp Ukraine, đặc biệt là ở Crimea. Tại một số địa phương như khu vực Ivano-Frankivsk và Sambir ở phía Tây Ukraine, chính quyền địa phương đã cố gắng ngăn cản việc chuyển giao, nhưng không thành công.
Nhìn lại sự kiện này, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phi hạt nhân hóa Ukraine, đã nói vào vào năm 2023 rằng đây có thể là “một sai lầm chiến lược”, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài từ năm 2014 đến nay.
Khi được hỏi về khả năng Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân riêng trong tương lai, ông Skipalskiy cho rằng việc thảo luận công khai về vấn đề này là không khôn ngoan: “Không có quốc gia nào tạo ra vũ khí hạt nhân trong khi công khai sự thật đó. Đó không phải là cách một quốc gia có trách nhiệm hành động”.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa cho biết, nếu quá trình gia nhập NATO của Kiev mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, nước này sẽ cần vũ khí hạt nhân và tên lửa cùng quân đội đủ mạnh để tự vệ.
Tổng thống Putin bàn giai đoạn hai của cuộc tập trận hạt nhân với Belarus
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Belarus trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày, trong đó có các cuộc hội đàm về việc Belarus tham gia các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS
Theo đài RT, sau khi được Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko chào đón ngày 23/5 tại Sân bay Quốc gia Minsk, Tổng thống Putin phát biểu: "Chúng ta sẽ nói về giai đoạn thứ hai của cuộc tập trận. Điều này liên quan đến việc Belarus tham gia trực tiếp trong những sự kiện này".
Ngày 21/5, quân đội Nga đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật tại Quân khu phía Nam, trong đó có cả Crimea và bốn vùng lãnh thổ trước đây của Ukraine ở khu vực Donbass. Theo Nga, cuộc tập trận nhằm chứng tỏ khả năng ứng phó với các mối đ.e dọ.a từ bên ngoài, qua đó ngăn chặn các nước phương Tây làm leo thang cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cuộc tập trận bao gồm hoạt động chuyển vũ khí hạt nhân cho binh sĩ từ các địa điểm cất giữ, trang bị tên lửa bằng đầu đạn hạt nhân chiến thuật và triển khai bí mật các loại vũ khí đó.
Sau khi Điện Kremlin thông báo tổ chức cuộc tập trận vào đầu tháng này với lý do căng thẳng leo thang chưa từng có với Mỹ và các đồng minh về vấn đề Ukraine, Tổng thống Lukashenko ngay lập tức ra lệnh tập trận tương tự để thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng hạt nhân của Belarus, trong đó có cả bệ phóng tên lửa Iskander.
Năm 2023, Tổng thống Putin đã đồng ý để một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sau khi ông Lukashenko đề nghị. Khi đó, ông Lukashenko cũng tuyên bố rằng ông sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Belarus bị tấ.n côn.g.
Tổng thống Putin cho biết ông đã chuẩn bị trước cho chuyến thăm Belarus và đã thảo luận với các thành viên nội các Nga về vấn đề hợp tác song phương với Belarus. Cuộc họp đó đã đề cập đến các chủ đề như vấn đề an ninh, năng lượng và nông nghiệp. Cuộc hội đàm của Tổng thống Lukashenko và Tổng thống Putin sẽ đề cập đến toàn bộ mối quan hệ giữa hai nước, như thương mại, các vấn đề nhân đạo và các dự án chung.
Một số nhà lãnh đạo Nga khác dự kiến sẽ đến thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 24/5 để tham gia các cuộc đàm phán.
Tổng thống Lukashenko đã mời ông Putin đến thăm Belarus. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của nhà lãnh đạo Nga kể từ khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ năm vào ngày 7/5. Tổng thống Putin đã tới Trung Quốc vào tuần trước để hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và ông dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước tới Uzbekistan vào ngày 26 và 27/5.
Cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật của Nga diễn ra trong bối cảnh gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo phương Tây đã nói về khả năng triển khai lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ukraine và để quân đội Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấ.n côn.g các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Theo tờ Vedomosti của Nga, những cuộc tập trận kiểu này hiếm khi xảy ra kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nhưng trong thời kỳ Xô Viết, nước này thường tổ chức hàng năm. Học thuyết hạt nhân của Nga chỉ cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong trường hợp sự tồn vong của quốc gia gặp nguy hiểm hoặc khi có nỗ lực quét sạch lực lượng hạt nhân Nga.
Theo ông Ilya Kramnik, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cuộc tập trận nói trên không làm thay đổi học thuyết hạt nhân quốc gia của Nga.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Dmitry Stefanovich cũng chỉ ra rằng những gì đang thấy hiện nay là một thông điệp hạt nhân rõ ràng và đây là điều chưa từng xảy ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Nhà phân tích này lưu ý, điều đó khẳng định một thực tế rằng trong trường hợp xảy ra xung đột cường độ cao với một đối thủ vượt trội, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược.
Ukraine muốn vũ khí hạt nhân nếu không được vào NATO Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine nếu không chấp nhận kết nạp Kyiv vào NATO. Tổng thống Zelensky ngày 4.2 có cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Piers Morgan về nhiều vấn đề liên quan xung đột Nga-Ukraine. Ông Zelensky kêu gọi Mỹ nên cung cấp những đảm bảo an ninh...