Nga coi sự hiện diện của NATO tại Biển Đen là mối đe dọa
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/7 tuyên bố Moskva coi sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) ở Biển Đen là một mối đe dọa và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Peskov nêu rõ: “Sự hiện diện tập trung của các tàu NATO, tính cả Bulgaria và Romania, các quốc gia ven biển là thành viên của liên minh… đặt ra mối đe dọa bổ sung đối với Liên bang Nga, đặc biệt là khi xét đến sự tham gia trực tiếp của các quốc gia NATO vào cuộc xung đột quanh Ukraine”. Ông khẳng định Nga sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh của mình.
Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra sau Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố sắc lệnh mới nhất của về chiến lược an ninh hàng hải mới.
Video đang HOT
Sắc lệnh vạch ra chiến lược của Kiev nhằm đảm bảo an ninh ở Biển Đen và bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường lực lượng hải quân Ukraine, trong đó có cả sự hiện diện thường trực của lực lượng NATO ở Biển Đen.
Ukraine yêu cầu đồng minh phương Tây cung cấp tàu ngầm nâng cao năng lực tại Biển Đen
Người đứng đầu lực lượng hải quân Ukraine tuyên bố các tàu này sẽ giúp Kiev mở rộng khả năng trên khắp Biển Đen.
Cờ hải quân Nga cắm trên tàu ngầm duy nhất của Ukraine Zaporozhye vào năm 2014 tại cảng Sevastopol. Ảnh: Getty Images
Trong một tuyên bố mới đây, Tư lệnh Hải quân Ukraine Đô đốc Ukraine Aleksey Neizhpapa nhận định Kiev cần các tàu ngầm của phương Tây để tăng cường khả năng quân sự ở Biển Đen. Ông lập luận việc triển khai tàu ngầm có thể cải thiện chiến lược vị trí của Ukraine trên Biển Đen trong cuộc xung đột với Nga.
"Chúng tôi đang suy nghĩ về điều đó, tàu ngầm là cần thiết đối với chúng tôi, chúng nên là một phần của hải quân", Đô đốc Neizhpapa nói trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Natalya Moseychuk đăng trên kênh YouTube của nữ nhà báo.
Người đứng đầu hải quân Ukraine chỉ ra nước này không cần tàu ngầm cỡ lớn vì chúng vô dụng ở Biển Đen".
"Chúng ta nên nhìn xa hơn, dàn trải hạm đội khắp Biển Đen và sử dụng toàn bộ khu vực", người đứng đầu lực lượng bày tỏ hy vọng Ukraine sẽ biến từ một quốc gia ven biển thành một "cường quốc hàng hải".
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đô đốc Neizhpapa cho biết nước này sẽ cho ngừng hoạt động tàu tuần dương "Ukraine" mà thay thế vào đó là sớm tiếp nhận tàu hộ tống Ivan Mazepa đang trong quá trình thử nghiệm.
Ông cũng nói thêm chính quyền Kiev hiện có hai tàu dò mìn hiện đang tham gia cuộc tập trận Sea Breeze ngoài khơi Scotland. Năm sau Ukraine sẽ nhận thêm 3 tàu dò mìn, nâng tổng số tàu dò mìn lên 5.
Năm 2014, tàu ngầm Zaporozhye duy nhất của Ukraine đã trở thành một phần của Hải quân Nga. Kể từ đó, tàu Zaporozhye không còn được sử dụng. Tàu ngầm Zaporozhye được Nga cung cấp cho Ukraine vào năm 1997.
Từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các quốc gia phương Tây đã cung cấp số lượng lớn vũ khí cho Kiev, đồng thời phủ nhận có liên quan trực tiếp đến chiến sự. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đã bước sang năm thứ ba, đã có nhiều ghi nhận về những khoản hỗ trợ giảm dần, cùng với đó là tiến độ cung cấp vũ khí, đạn dược chậm trễ.
Đầu tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với trang Bloomberg, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay vũ khí của Mỹ mất quá nhiều thời gian để đến được nước này, mặc dù Quốc hội đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 61 tỷ USD vào tháng 4.
Về phía NATO, các nhà ngoại giao của khối quân sự do Mỹ dẫn đầu nói rằng họ đã đồng ý cung cấp ít nhất 43 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine mỗi năm nhưng không nêu rõ viện trợ sẽ tiếp tục trong bao lâu.
Chủ tịch Trung Quốc: Bắc Kinh và Ankara có quan điểm tương đồng về khủng hoảng Ukraine Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm tương đồng về tình hình tại Ukraine và cần duy trì liên lạc chặt chẽ quanh vấn đề này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại một sự kiện ở Bắc Kinh năm2023. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích lời...