Nga có thể “tư nhân hoá” nhiều dịch vụ quốc phòng
Thủ tướng Nga Putin bày tỏ quan điểm ủng hộ và yêu cầu phải xem xét kỹ lưỡng ý tưởng này
Ngày 11/4, Thủ tướng Nga, Tổng thống đắc cử Vladimir Putin bày tỏ quan điểm ủng hộ ý tưởng của các công ty quốc phòng tư nhân cung cấp các dịch vụ bảo vệ và các chương trình huấn luyện quân sự ở nước ngoài mà không cần có sự tham gia của Nhà nước.
Ý tưởng này theo đề xuất của Phó Chủ tịch đảng Nước Nga công bằng Alecsei Mitrofanov, đã được ông Putin đề cập tới trong bản báo cáo trước Hạ viện. Ông Putin cho đây sẽ là “một công cụ hữu hiệu trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia mà không cần có sự tham gia trực tiếp của Nhà nước”. Ông nhấn mạnh, ý tưởng này cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Tên lửa phòng không – mặt hàng bán chạy của công nghiệp quốc phòng Nga (Ảnh: fwnews.ru)
Theo RIA, các hợp đồng trong lĩnh vực quốc phòng của Nga năm 2012 trị giá khoảng 880 tỷ rúp (tương đương khoảng 30 tỷ USD). Tuy nhiên, phần bảo lãnh của Nhà nước cho các doanh nghiệp quốc phòng lại lên tới 1.000 tỷ rúp.
Nga sẽ chi khoảng 23.000 tỉ rúp cho mua sắm vũ khí từ 2011 đến 2020. Cuối tháng Ba vừa qua, Tổng thống Dmitry Medvedev cho biết Nga sẽ chi ít nhất 2,8% GDP một năm cho các chương trình quốc phòng trong vòng 8 năm tới.
Năm 2011, Bộ Quốc phòng và các công ty tư nhân có cuộc cạnh tranh về giá cả, gây xáo trộn đơn đặt hàng quốc phòng Nhà nước.
Tháng 2, ông Putin cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tăng giá vũ khí và trang thiết bị quân sự theo các hợp đồng quốc phòng của Chính phủ sẽ bị trừng trị.
Ông cũng nói rằng, giá cả vũ khí và trang thiết bị quân sự theo hợp đồng quốc phòng phải được minh bạch, nhưng cho phép nhà sản xuất có tỷ suất lợi nhuận 13-20% để phát triển và trả lương cho nhân viên.
Ông cho biết Nga không có kế hoạch mua sắm vũ khí lớn ở nước ngoài trừ một số trường hợp cá biệt để tiếp cận với công nghệ tiên tiến.
Nhà thiết kế tên lửa Yury Solomonov cho biết, sự mâu thuẫn về giá cả và chất lượng các loại vũ khí giữa các nhà sản xuất và Bộ Quốc phòng có thể tiếp tục gây phá vỡ hợp đồng quốc phòng Nhà nước năm 2012.
Gần đây, một số quan chức ngành công nghiệp quân sự và quốc phòng đã bị sa thải hoặc khiển trách do làm việc kém hiệu quả.
Ông Solomonov cũng cho biết, Nga vượt các đối thủ của mình ít nhất là 10-15 năm trong việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược, nhưng tụt lại phía sau phương Tây ít nhất 30 năm với các loại vũ khí khác./.
Theo VOV
7 phóng viên Indonesia bị bỏng axit khi tác nghiệp
Hội đồng báo chí Indonesia sẽ điều tra cáo buộc các nhà báo nước này bị vẩy axit vào người trong khi tác nghiệp tại hiện trường các cuộc biểu tình phản đối tăng giá xăng hồi tuần trước.
Trong số 7 phóng viên bị bỏng axit, phóng viên quay phim của truyền hình Jak TV - anh Ananto Handoyo đã bị thương khi đang quay một người biểu tình bên ngoài tòa nhà Hạ viện ở Jakarta. 6 nhà báo khác, trong đó có phóng viên nước ngoài cũng bị bỏng tương tự.
Từ đơn trình báo của Jak TV, Hội đồng báo chí Indonesia quyết định thành lập một nhóm điều tra truy tìm thủ phạm gây ra các vụ tấn công bằng axit này, một quan chức của Hội đồng khẳng định hôm 2-4. "Chúng tôi cam kết sẽ ngăn chặn để các sự cố kiểu này không thể lặp lại", quan chức này nói.
Bạo lực xảy ra trong các cuộc biểu tình của người dân Indonesia phản đối đề xuất tăng giá xăng lên 33% hôm thứ sáu tuần trước. Một số cảnh sát được xác nhận cũng bị thương tương tự.
Theo ANTD
Israel mua 30 máy bay huấn luyện quân sự của Italy Theo AP và AFP, Bộ Quốc phòng Israel ngày 16/2 cho biết nước này đã quyết định mua các máy bay huấn luyện chiến đấu của Italy trong một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD. Máy bay huấn luyện M-346. (Nguồn: Internet) Theo quyết định vẫn cần được Chính phủ Israel thông qua này, Không quân Israel (IAF) sẽ mua 30 máy...