Nga có thể trang bị tên lửa Sarmat cho các đơn vị tác chiến siêu thanh
Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Thượng tướng Sergei Karakaev cho biết tên lửa đạo đạo liên lục địa Sarmat của nước này sẽ có thể được mang trên các đơn vị tác chiến siêu thanh.
Tên lửa đạo đạo liên lục địa hạng nặng Sarmat. (Nguồn: The National Interest)
Theo Sputniknews, ngày 15/12, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Thượng tướng Sergei Karakaev cho biết tên lửa đạo đạo liên lục địa hạng nặng Sarmat của nước này sẽ có thể được mang trên các đơn vị tác chiến siêu thanh thế hệ tiếp theo, để bổ sung tầm bắn của các nền tảng tác chiến hiện tại.
Trả lời phỏng vấn báo Krasnaya Zvezda, Tướng Karakaev nói: “Tên lửa hạng nặng Sarmat mới sẽ sánh ngang với người tiền nhiệm, và có nhiều đặc điểm sẽ vượt trội đáng kể.”
Video đang HOT
Ông Karakaev tiết lộ rằng các tên lửa Sarmat có thể được trang bị cho cả những đơn vị tác chiến siêu thanh mới nhất.
Theo vietnamplus.vn
Động thái đáng gờm của tiêm kích TQ mà chiến đấu cơ mạnh nhất Nga chưa làm được
Không quân Trung Quốc mới lần đầu tiên trình diễn khả năng mở khoang chứa tên lửa của tiêm kích tàng hình J-20 khi bay với tốc độ cao, nhấn mạnh năng lực chiến đấu vượt trội ngang Mỹ.
J-20 mở khoang bụng khoe vũ khí trong sự kiện mới nhất.
Theo SCMP, 2 trong số 4 chiếc J-20 đã mở khoang chứa tên lửa trong khi bay qua triển lãm hàng không Chu Hải ở phía nam tỉnh Quảng Đông. Mỗi chiếc để lộ 4 tên lửa tầm trung và 1 tên lửa đối không tầm xa. Tên lửa tầm ngắn được gắn bên ngoài.
Đây là lần đầu tiên J-20 trình diễn khả năng mở khoang vũ khí chỉ sau vài giây khi máy bay đang ở vận tốc cao. Điều này đóng vai trò quan trọng khi máy bay ở trong trạng thái chiến đấu.
"Năng lực trên thể hiện khả năng chiến đấu vượt trội đến tiêm kích tàng hình Su-57 mới nhất của Nga cũng không làm được", một nguồn tin quân sự Trung Quốc giấu tên nói.
Ngoài J-20, chỉ có tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 Lightning II là đã chứng minh năng lực tương tự. F-22 cũng đã phóng tên lửa trong khi đạt vận tốc cao.
Thông tin mới không tiết lộ việc J-20 cũng có thể phóng tên lửa ngay lập tức như vậy hay không.
Một kỹ sư trả lời phỏng vấn trên truyền hình Trung Quốc, tiết lộ rằng J-20 vẫn đảm bảo năng lực tàng hình, dù được trang bị khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Tầm hoạt động của máy bay cũng tăng lên đáng kể, lên tới 1.100km.
Các chuyên gia quan sự nhận định, Trung Quốc tiếp tục phô diễn sức mạnh của J-20 dù cho mẫu tiêm kích này vẫn đang gặp điểm yếu cốt lõi, đó là chưa có động cơ đủ tin cậy.
3 trong số 4 chiếc J-20 mới xuất hiện sử dụng động cơ Al-31 của Nga, vốn không tạo ra đủ lực đẩy. Động cơ WS-15 mạnh mẽ hơn hiện vẫn chưa thể được đưa vào sản xuất.
Những chiếc J-20 đầu tiên sản xuất được Trung Quốc trang bị động cơ WS-10B, vốn từng xuất hiện trên các tiêm kích J-10 và J-11 thế hệ cũ.
Theo danviet.vn
Nga cảnh báo Mỹ sẽ nhận "đòn đau" nếu tăng cường máy bay trinh sát gần biên giới Trong bối cảnh Nga - Mỹ đang tiến hành "trò chơi" quân sự mới sau khi INF hết hạn, Nga coi việc Mỹ và NATO không ngừng trinh sát bí mật tên lửa nước này là hành động khiêu khích "trắng trợn" và cảnh báo sẽ phải nhận "đòn đau" nếu xâm phạm không phận. Do ảnh hưởng bởi môi trường chiến lược...