Nga có thể sớm nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel
Nhật báo Kommersant ngày 4/10 dẫn các nguồn giấu tên cho biết Nga có thể sắp dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel trong vài ngày tới.
Một trạm xăng tại thị trấn Klimovsk, ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai tuần trước, Nga đã khiến thị trường toàn cầu phải bất ngờ khi tuyên bố cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel để ổn định giá nhiên liệu trong nước. Lệnh cấm trên được áp đặt với tất cả các quốc gia ngoại trừ 4 nước thuộc Liên Xô cũ là Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Tuần trước, Nga đã điều chỉnh các lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu, dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu nhiên liệu hàng hải và dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao chất lượng thấp, đồng thời cho phép xuất khẩu nhiên liệu đã có giấy tờ bốc hàng.
Theo các nguồn tin của Kommersant, giờ đây Moskva có khả năng sẵn sàng nối lại xuất khẩu dầu diesel qua đường ống do các kho chứa tại công ty Transneft đang đầy nhanh. Lệnh cấm xuất khẩu xăng dự kiến vẫn được giữ nguyên cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Nguồn tin của Kommersant cho biết Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak sẽ gặp đại diện của các công ty dầu mỏ vào ngày 4/10 và quyết định nới lỏng có thể được chính thức hóa tại buổi họp đó.
Video đang HOT
Các kho lưu trữ diesel của Transneft gần như đã đầy, trong khi việc chuyển hướng nguồn cung này sang thị trường nội địa là bất khả thi về mặt kỹ thuật. Do đó, các công ty lớn của Nga đã bày tỏ lo ngại sẽ bị buộc phải giảm hoạt động lọc dầu, cũng như cắt giảm sản xuất không chỉ với dầu diesel mà còn cả xăng.
Theo hai nguồn tin giấu tên, chính phủ Nga đang xem xét áp đặt hạn ngạch xuất khẩu dầu diesel qua đường ống để ngăn tình trạng giá tăng đột biến, vốn đã giảm 25% kể từ ngày 21/9 khi lệnh cấm được đưa ra.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Pamela Munger tại Vortexa nhận xét: “Mặc dù lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel từ nhà xuất khẩu dầu diesel lớn nhất nghe có vẻ bấp bênh đối với thị trường nói chung trong bối cảnh tồn kho thấp và sắp bước vào mùa đông, nhưng trên thực tế, nó có thể gây tổn hại đáng kể cho Nga nếu kéo dài”.
Theo bà Munger, chỉ còn vài tuần nữa là các bể chứa sẽ hết sức chứa. Việc đóng cửa các nhà máy lọc dầu cũng như giảm thiểu đường ống sẽ khó khăn từ góc độ vận hành.
Động thái bất ngờ của Nga sau quyết định cấm xuất khẩu xăng dầu toàn diện
Sau khi công bố lệnh cấm xuất khẩu đối với tất cả các loại xăng và dầu diesel vào tuần trước, Liên bang Nga đã có một số sửa đổi lặng lẽ.
Ngày 21/9, Chính phủ Nga đưa ra các biện pháp hạn chế tạm thời đối với hoạt động xuất khẩu xăng và dầu diesel đến tất cả các quốc gia, ngoại trừ 4 thành viên của Liên minh kinh tế Á - Âu là Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Tuy nhiên, hai hôm sau, một văn bản sửa đổi đã được ban hành.
Hãng tin Reuters dẫn tài liệu đề ngày 23/9 của chính phủ Nga cho biết lệnh cấm vô thời hạn đối với tất cả các loại xăng và dầu diesel chất lượng cao vẫn được áp dụng.
Nhưng, Moskva quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với nhiên liệu được sử dụng cho một số loại tàu và dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao.
Nga cũng dỡ bỏ hạn chế đối với các lô nhiên liệu xuất khẩu của hai tập đoàn Russian Railways và Transneft vốn đã được cấp phép trước khi lệnh cấm ban đầu được công bố vào ngày 21/9.
Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu diesel lớn nhất và là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm ngoái, các nhà máy lọc dầu của Nga xuất khẩu khoảng 2,8 triệu thùng sản phẩm dầu mỗi ngày.
Gần đây, theo dữ liệu từ ngân hàng Hà Lan ING, con số này đã giảm còn khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng Nga vẫn là một nhà cung cấp lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Những tháng gần đây, Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu xăng và dầu diesel, đặc biệt là sau khi chính phủ nước này giảm một nửa mức trợ cấp cho các nhà máy lọc hóa dầu để đảm bảo cân đối ngân sách.
Tình trạng thiếu xăng và dầu diesel đã khiến giá bán buôn mặt hàng này tăng vọt trong khi giá bán lẻ vẫn được giới hạn để kiềm chế lạm phát.
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở một số khu vực ở miền Nam, nơi được coi là vựa lúa mì của Nga vì tại đây nhiên liệu rất quan trọng để thu hoạch mùa màng.
Theo Reuters, nó có thể gây khó xử cho Điện Kremlin khi cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 3/2024.
Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga sẽ tác động thế nào đến thế giới? Ngày 21/9, chính phủ Nga đã áp đặt lệnh cấm tạm thời vận chuyển xăng và dầu diesel ra nước ngoài nhằm ổn định giá cả trong nước. Vậy tác động của nó đối với thị trường thế giới sẽ ra sao? Theo cơ quan báo chí của Nga, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký nghị quyết trên. Không có thời hạn cụ...