Nga có thể gửi thêm chuyên gia quân sự đến Venezuela nếu nhận được yêu cầu
Giám đốc Vụ châu Mỹ la-tinh của Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Shchetinin ngày 7-6 cho biết, Moscow có thể tăng số lượng chuyên gia quân sự ở Venezuela nếu nhận được đề nghị từ Caracas.
Vận tải cơ An-124 Nga xuất hiện tại sân bay Maiquetia của Venezuela, ngày 22-3-2019
“Chúng tôi có các hợp đồng đã ký liên quan đến việc bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị mà chúng tôi đã cung cấp cho Venezuela. Bất kỳ công trình nào cũng cần một số lượng nhất định người tham gia. Nếu Caracas cần thêm chuyên gia, Moscow sẽ gửi họ đến đó”, Giám đốc Vụ châu Mỹ la-tinh thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Shchetinin nói với các phóng viên bên lề Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg.
Trước đó, truyền thông Mỹ đưa tin cho biết, số chuyên gia quân sự Nga ở Venezuela chỉ còn vài chục người, giảm mạnh so với 1.000 người thời kỳ đỉnh cao.
“ Tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga, đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ huấn luyện và xúc tiến các hợp đồng vũ khí với quân đội Venezuela, gần đây đã cắt giảm số nhân viên ở quốc gia Nam Mỹ này xuống còn vài chục người. Trong thời kỳ cao điểm hợp tác giữa hai nước cách đây vài năm, Rostec đã cử khoảng 1.000 cố vấn quân sự tới hỗ trợ các binh sĩ Venezuela. Tuy nhiên, việc rút các chuyên gia này khỏi Caracas được thúc đẩy trong vài tháng qua, khi giữa hai nước không ký thêm hợp đồng mới, và chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro thừa nhận không đủ khả năng chi trả cho các nhân viên của Rostec tiếp tục hoạt động theo các hợp đồng trước đó”, tờ WSJ của Mỹ ngày 2-6 đưa tin.
Ngay sau đó, đại sứ Nga tại Venezuela Vladimir Zaemsky lên tiếng bác bỏ thông tin trên.
Video đang HOT
“Đây là một ‘tin tức’ chẳng liên quan gì đến thực tế. Các công việc vẫn được tiến hành theo thỏa thuận có sẵn, không có đề xuất nào về việc cắt giảm nhân lực”, ông Zaemsky khẳng định.
Quân đội Nga hồi cuối tháng 3-2019 triển khai hai máy bay quân sự chở theo gần 100 binh sĩ và 35 tấn hàng tới sân bay gần thủ đô Caracas của Venezuela.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khi đó cho biết, các binh sĩ có mặt tại quốc gia Nam Mỹ này nhằm bảo dưỡng trang thiết bị quân sự, đồng thời khẳng định việc này phù hợp với hiến pháp của Venezuela.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại Venezuela tăng nhiệt sau khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido tự xưng là “tổng thống lâm thời” hồi tháng 1-2019 và được hơn 50 quốc gia công nhận, gồm chủ yếu là Mỹ và các đồng minh. Trong khi đó, Tổng thống dân biểu Nicolas Maduro vẫn nắm quyền lực nhờ ủng hộ của quân đội và các nước Nga, Trung Quốc, Cuba …
Theo ANTD
Tổng thống Putin lần đầu lên tiếng về khủng hoảng Huawei
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra bình luận đầu tiên về cuộc khủng hoảng gần đây xung quanh Huawei - tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Moscow ngày 5/6. (Ảnh: AP)
"Lấy ví dụ về tình hình xung quanh công ty Huawei. Đã có những nỗ lực không chỉ nhằm gạt Huawei ra ngoài lề, mà đẩy công ty này ra khỏi thị trường toàn cầu một cách thô bạo", Tổng thống Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Nga hôm nay 7/6.
"Trong phạm vi nào đó, đây có thể được xem là cuộc chiến công nghệ đầu tiên của kỷ nguyên kỹ thuật số sắp tới", ông Putin nhận định.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng những nỗ lực nhằm độc quyền làn sóng công nghệ mới và hạn chế việc tiếp cận các sản phẩm công nghệ là nguyên nhân chính dẫn tới bất ổn toàn cầu.
Theo Sputnik, đây là những phát biểu đầu tiên của Tổng thống Putin xung quanh cuộc khủng hoảng liên quan tới Huawei - tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước đồng minh đang tẩy chay các sản phẩm và công nghệ của Huawei, đặc biệt là mạng 5G.
Mỹ hồi tháng 5 đã đưa Huawei và gần 70 chi nhánh của công ty này vào danh sách đen, cấm Huawei mua các linh kiện và công nghệ từ các công ty Mỹ khi chưa được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Washington cho rằng Huawei có mối liên hệ với chính quyền Trung Quốc và các thiết bị cũng như công nghệ của Huawei có thể giúp Bắc Kinh tiến hành các vụ do thám hoặc tấn công mạng.
Trong khi cả Huawei và chính quyền Trung Quốc đều lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ, các nước Australia, Nhật Bản, New Zealand đã đồng loạt cấm Huawei tham gia vào các hợp đồng của chính phủ để phát triển mạng lưới viễn thông tại những nước này. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Microsoft và Intel đều tạm dừng quan hệ với Huawei.
Mặc dù không nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, song Huawei ngày 5/6 vẫn ký thỏa thuận với công ty viễn thông MTS của Nga để phát triển mạng 5G tại Nga trong năm tới. Thỏa thuận này được ký bên lề cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow khi hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện.
Niềm tin vào đồng đô la Mỹ
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Putin cho rằng vai trò của đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ nên được xem xét lại vì đồng tiền này đang trở thành vũ khí chính trị của Mỹ.
"Nếu muốn thay đổi sâu sắc, cần có sự thích nghi của các tổ chức tài chính quốc tế và xem xét lại vai trò của đồng USD, một đồng tiền mà sau khi trở thành tiền dự trữ quốc tế đã biến thành công cụ gây sức ép của nước phát hành (Mỹ) lên phần còn lại của thế giới", ông Putin nói, đồng thời nhận định "niềm tin vào đồng USD đang sụt giảm".
Theo Tổng thống Putin, mặc dù Mỹ thích rao giảng về tự do và công bằng, bao gồm vấn đề thương mại, song chính Mỹ là nước áp đặt quyền tài phán lên phần còn lại của thế giới và sử dụng mọi công cụ cần thiết để duy trì sự thống trị của mình.
Theo Dân trí
Putin cảnh báo ớn lạnh về 'con rắn lửa' thả ra khỏi chai Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều xung đột, nhưng ngày nay tốt hơn hết là không nên để xảy ra điều đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo của các hãng thông tấn hàng đầu thế giới. Tổng thống Nga Putin. "Hiện nay mọi người đều quan tâm đến vấn đề môi trường....