Nga có thể để Israel tự do không kích ở Syria
Giới chức Israel cho biết Nga đã đồng ý duy trì thỏa thuận cho phép tiêm kích Israel tự do tấn công mục tiêu ở Syria mà không đáp trả.
Bộ trưởng Nhà ở Zeev Elkin, người tháp tùng Thủ tướng Israel Naftali Bennett tới hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi, ngày 22/10 cho biết hai nước sẽ tiếp tục cơ chế ngăn ngừa xung đột, giúp lực lượng quân sự hai nước không tấn công lẫn nhau tại Syria.
Truyền thông Israel cho biết trong cuộc họp với Thủ tướng Bennett, Tổng thống Putin đồng ý để Israel tự do hành động tại Syria, song yêu cầu nước này cung cấp thêm thông tin cho Nga về các cuộc không kích. Điện Kremlin chưa xác nhận thông tin này.
“Chính sách liên quan tới Nga về các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria được giữ nguyên”, Elkin cho biết. “Nga là một bên rất quan trọng trong khu vực, giống như một láng giềng của chúng tôi ở phía bắc”, ông nói thêm, đề cập đến sự hiện diện quân sự lớn của Nga ở Syria.
Video đang HOT
Phòng không Syria đánh chặn tên lửa Israel nhằm vào khu vực phía nam thủ đô Damascus ngày 20/7. Ảnh: AFP .
Israel và Nga đã thiết lập đường dây nóng để tránh đụng độ giữa hai bên tại Syria. Cựu thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhiều lần gặp Putin để thảo luận về vấn đề trên, khẳng định quan hệ cá nhân của họ là yếu tố chính để duy trì cơ chế ngăn xung đột.
Không quân Israel những năm qua thực hiện hàng trăm đợt không kích nhằm vào các mục tiêu tại Syria, song nước này hiếm khi xác nhận hoặc công bố thông tin chi tiết.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết các mục tiêu bị không kích bao gồm vũ khí nghi chuyển cho nhóm dân quân Hezbollah được Iran hậu thuẫn vì bị Israel coi là khủng bố.
Nga từng nhiều lần công khai bày tỏ sự không hài lòng khi Israel không kích các mục tiêu ở Syria. Trong tuyên bố chung tại Hội nghị Astana hồi tháng 6, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ lên án việc Israel tiếp tục tấn công Syria, gọi đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Syria và gây nguy hại cho ổn định cùng an ninh trong khu vực.
Tiêm kích F-15 của Israel cất cánh trong một cuộc diễn tập tháng 11/2017. Ảnh: AFP .
Các quan chức Israel không thảo luận về mức độ của hoạt động phối hợp song phương, song khẳng định IDF không xin phép Nga trước khi không kích Syria. Tình trạng của đường dây nóng giữa Nga và Israel trở nên không rõ ràng sau ngày 17/9/2018, khi một kíp tên lửa Syria khai hỏa nhằm vào tiêm kích Israel song bắn nhầm trinh sát cơ Il-20 của Nga, khiến 15 người trên máy bay thiệt mạng.
Nga cáo buộc tiêm kích Israel nấp sau trinh sát cơ để tiếp cận mục tiêu, khiến xạ thủ tên lửa Syria bắn nhầm. Nga sau đó đáp trả bằng cách chuyển cho Syria các khẩu đội tên lửa phòng không S-300, khiến không quân Israel mất đi đáng kể khả năng tự do hoạt động trên bầu trời quốc gia Trung Đông này.
Nga cũng triển khai một số tổ hợp S-400 để bảo vệ các căn cứ tại Syria, song chưa bao giờ dùng chúng đối phó tiêm kích Israel.
Thổ Nhĩ Kỳ rút một phần quân khỏi tỉnh Idlib
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang rút khỏi phần phía Nam tỉnh Idlib (miền Bắc Syria).
Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào khu vực phía Đông thành phố Idlib, Syria ngày 20/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra sau cuộc gặp ngày 29/9 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại khu nghỉ dưỡng Sochi ở biển Đen.
Các nguồn tin trong giới quân sự Syria cho biết xe tăng và các xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ đã rời khỏi một phần Idlib. Đoàn xe di chuyển theo xa lộ M4. Tuy nhiên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nắm quyền kiểm soát tuyến đường này. Trang tin Avia.pro cũng đưa tin trong chuyến thăm Nga của ông Erdogan, không quân Nga đã thực hiện "Ngày im lặng" ở Idlib sau gần hai tuần không kích vị trí của các chiến binh thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, tại cuộc hội đàm ngày 29/9, hai Tổng thống đã thảo luận về các biện pháp nhằm hạn chế bạo lực tái bùng phát tại Tây Bắc Syria và khả năng mở rộng hợp đồng mua bán các hệ thống quốc phòng giữa Moskva và Ankara. Cả 2 nhà lãnh đạo không đưa ra tuyên bố chi tiết với truyền thông sau cuộc hội đàm.
Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29/9 cho biết Washington không có kế hoạch "bình thường hóa hoặc nâng cấp" quan hệ ngoại giao với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và "không khuyến khích" các nước khác làm như vậy.
Tuyên bố trên được đưa ra để trả lời câu hỏi của báo chí về khả năng Washington khuyến khích và ủng hộ việc nối lại quan hệ giữa Jordan và Syria sau khi Jordan mở lại hoàn toàn cửa khẩu chính với Syria ngày 29/9. Bên cạnh nỗ lực của Jordan và Syria nhằm hợp tác giải quyết những khó khăn kinh tế của hai nước, động thái trên còn nằm trong kế hoạch thúc đẩy chung của các nước Arab nhằm tái hội nhập Syria sau giai đoạn nước này bị cô lập vì nội chiến.
Nga tái khẳng định cam kết trong vấn đề Syria, Yemen Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Ai Cập ngày 11/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tái khẳng định cam kết của Nga trong vấn đề Syria và Yemen. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu về tình hình Syria, ông Lavrov cho biết trong các cuộc hội đàm gần đây tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và...