Nga có thể bắn hạ vệ tinh Mỹ nếu muốn
Theo TASS, Nga vừa thử thành công thiết bị đặc biệt trên vệ tinh Kosmos-2519 – thiết bị có thể ngăn chặn vệ tinh đối phương bất cứ lúc nào khi cần.
Vệ tinh quân sự Nga.
Thiết bị bay không gian trên được thử nghiệm trên vệ tinh quỹ đạo thấp Kosmos-2519 được phóng lên quỹ đạo ngày 23-6-2017. Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị giám sát đã tách khỏi Kosmos-2519 tiến hành các bài tập cơ động và quay trở lại vệ tinh mẹ.
Các bài kiểm tra cũng kiểm tra độ tin cậy của phần mềm điều khiển của thiết bị giám sát trên quỹ đạo. Thiết kế chính của thiết bị giám sát vệ tinh mới là tính toán quỹ đạo bay, giám sát các kênh liên kết và phương án ngăn chặn vệ tinh đối phương trong trường hợp cần thiết.
Được biết, ngay trước khi có thử nghiệm thành công này, các vệ tinh của Nga hiện cũng đang gây chú ý vì bất ngờ di chuyển trở lại trên quỹ đạo sau một khoảng thời gian khá dài im hơi lặng tiếng.
Theo Business Insider, sau khoảng 1 năm gần như mất tích trong quỹ đạo, thì gần đây, 3 vệ tinh Kosmos-2491, Kosmos-2499 và Kosmos-2504 của Nga đột nhiên hoạt động trở lại khiến nhiều người thắc mắc mục đích của việc này là gì. Trong đó, hồi tháng 6 vừa qua, một trong số 3 vệ tinh này đã rời khỏi vị trí cũ và hiện chỉ đang cách một mảnh vỡ của vệ tinh Trung Quốc bị bắn hạ vào năm 2007 khoảng 1.200m.
Nhiều giả thuyết được đưa ra trước động thái lạ này. Nhiều người phán đoán vệ tinh Nga chỉ đang thử nghiệm công nghệ giám sát đường đi của các vật thể khác hoặc khả năng sửa chữa hay tháo rời một vệ tinh khác. Những cũng có những chuyên gia lại cho rằng, Nga đang muốn tạo ra một loại vũ khí trên không gian vũ trụ hay nước này đang muốn chạy đua cho chiến tranh không gian.
Video đang HOT
Được biết, nhóm vệ tinh này của Nga được đưa lên quỹ đạo tầm thấp vào năm 2013. Nguồn IFL Science cũng cho biết, nhóm vệ tinh này được cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos bí mật phóng lên không gian vào khoảng giữa các năm 2014 và 2015. Theo nhiều chuyên gia quân sự, chúng có thể là thế hệ vũ khí không gian mới của nước này, có thể là những vũ khí không gian tuyệt mật mà Nga sử dụng để phá hủy hoặc chiếm đoạt các vệ tinh mục tiêu khác.
Tuy nhiên, vệ tinh này được cho là không hoạt động ngay khi vừa lên tới quỹ đạo. Nhưng giờ đây, nó bắt đầu xuất hiện sau thời gian dài im tiếng, đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Liệu những hoạt động vệ tinh đầy bí ẩn này có phải là ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh công nghệ mới trong vũ trụ hay chỉ đơn thuần là những mẫu thử nghiệm của kỹ thuật tiên tiến.
Nhiều ý kiến đều tin rằng, Nga rất có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không gian. Vì đối với các cường quốc không gian như Nga hay Trung Quốc, việc bảo đảm an toàn cho vệ tinh được xem là lợi ích quốc gia.
Anatoly Zak – một nhà sử học không gian gốc Nga cho biết: “Hãy nhìn vào lịch sử công nghệ không gian của Nga. Nếu như trước đây, Nga phóng lên quỹ đạo Trái Đất những vệ tinh có chi phí thấp hơn thì ngày nay, với sự đột phá của công nghệ, Nga hoàn toàn có thể phóng lên quỹ đạo những vệ tinh được trang bị laser hoặc vũ khí nổ”.
Phát ngôn của Không quân Mỹ (USAF) cho biết, Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ đang theo dõi các vệ tinh bí ẩn này của Nga cùng với hàng nghìn vật thể khác trên quỹ đạo. Năm 2012, các cơ quan tình báo Mỹ từng đưa ra báo cáo phân tích khả năng bị triệt hạ của vệ tinh Mỹ, thiết bị hiện đang đóng vai trò cung cấp thông tin liên lạc quân sự và thậm chí là cảnh báo sớm tên lửa của quân địch.
Theo Đan Nguyên
Báo Đất Việt
Tiết lộ vũ khí nguy hiểm hơn tên lửa hạt nhân của Kim Jong-un
Mỹ luôn quan ngại Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân có thể chạm tới lục địa Mỹ nhưng một số chuyên gia quốc tế cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thứ vũ khí khác thậm chí còn đáng sợ hơn.
Vũ khí không gian của Triều Tiên còn đáng sợ hơn tên lửa hạt nhân?
Nhiều người quan ngại Triều Tiên đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gắn đầu đạn hạt nhân có khả năng chạm tới lục địa Mỹ đồng thời chú ý đến sự phát triển của một loạt đảo nhân tạo có các cơ sở quân sự dường như đã xuất hiện trên biển Hoàng Hải.
Nhưng những dữ liệu mới nhất về Bình Nhưỡng hiện nay dường như cho thấy ông Kim Jong-un sẽ bỏ qua những khó khăn công nghệ trong việc phát triển tên lửa hạt nhân có khả năng đánh các mục tiêu cách xa hàng nghìn km bằng việc thực hiện một "vụ nổ không gian".
Một vụ nổ quỹ đạo phía trên bầu trời Mỹ sẽ không chỉ làm tê liệt mạng lưới điện cũng như các thiết bị điện như điện thoại và máy tính vì xung điện từ (EMP) từ vũ khí hạt nhân mà còn giết hại hàng triệu người do nhiễm chất phóng xạ.
Triều Tiên phóng vệ tinh đầu tiên Kwangmyongsong-1 vào tháng 8.1998. Tháng 2.2016, nước này tuyên bố phóng thành công vào quỹ đạo vệ tinh Kwangmyongsong-4. Sau khi sự kiện này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tự hào đất nước "bước vào giai đoạn phát triển vệ tinh thiết thực".
Mới tuần này, Phó đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc tuyên bố, Bình Nhưỡng đang có kế hoạch phóng thêm nhiều vệ tinh hơn đồng thời tố Mỹ đang cố ngăn chặn các nỗ lực phát một cách triển hòa chương trình không gian vũ trụ của nước này.
Theo Phó đại sứ Kim In Ryong, Triều Tiên có kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2016-2020) để phát triển "các vệ tinh thiết thực có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân".
Tuy nhiên, tuyên bố trên không thuyết phục Mỹ. Cựu giám đốc CIA James Woolsey cho biết, Washington đang xem xét nghiêm túc mối đe dọa mới đến từ vũ khí không gian của Triều Tiên.
"Điều nguy hiểm thực sự là họ vừa có thể đưa các vệ tinh vào quỹ đạo (họ đã đưa vào quỹ đạo một số vệ tinh) - và có khả năng sử hữu vũ khí hạt nhân. Vì thế, nếu họ cho nổ một vũ khí hạt nhân đặt trong một vệ tinh ngay trong không gian, họ có thể làm tê liệt mạng lưới điện của chúng ta.
Theo các chuyên gia, việc dùng tên lửa hạt nhân tấn công một thành phố sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc tạo ra một vụ nổ trong không gian bằng cách cài vũ khí vào trong một vệ tinh.
Giữa lúc quan ngại Triều Tiên kích nổ vũ khí hạt nhân trong không gian, các tài liệu đã được giải mật tiết lộ, ngày 9.7.1962, Mỹ đã kích nổ một quả bom nguyên tử trong không gian được gọi là Starfish Prime. Quả bom này có sức công phá vào khoảng 1,45 megaton, tức gấp khoảng 100 lần so với quả bom được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu các tác động của nó lên Vành đai Bức xạ Van Allen, vốn là một dải các hạt proton và điện tử năng lượng cao bám chặt vào từ trường tự nhiên của Trái Đất. Mục đích sau cùng là thí nghiệm xem có thể khống chế vành đai này để phục vụ cho mục đích quốc phòng hay không.
Nhưng họ không biết rằng, vụ nổ đã làm gia tăng mức độ phóng xạ của Vành đai Van Allen. Tác động của vụ nổ có thể được cảm nhận cách xa hàng nghìn km. Ngoài ra, vụ nổ xảy ra ở khoảng cách cao hơn Trạm vũ trụ Quốc tế khoảng 50 km, nhưng cường độ quá mạnh đến nỗi đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng với mạng lưới điện, và ngay cả đèn đường ở Hawaii.
Từ New Zealand đến Hawaii, các máy bay đã xuất hiện tình trạng tăng vọt điện tích, và một cực quang khổng lồ có thể được quan sát trên bầu trời. Đặc biệt là, 5 vệ tinh của Mỹ cùng 1 vệ tinh của Nga đã bị bức xạ cực đại phá hủy.
Theo Danviet
Vũ khí không gian tuyệt mật bị nhầm với UFO của Liên Xô Những vụ thử tên lửa đạn đạo R-36ORB của Liên Xô tạo ra quầng sáng kỳ lạ trên bầu trời khiến nhiều người tưởng đó là UFO. Quầng sáng hình lưỡi liềm được nhiều cư dân Moscow nhìn thấy trên bầu trời năm 1967. Ảnh: Wikipedia. Vào cuối thập niên 1960, Liên Xô tiến hành chương trình tên lửa đạn đạo tuyệt mật,...